BỆNH PHỔ BIẾN TRÊN ỚT

CTY XUÂN NÔNG
Thứ Năm, 30/12/2021

Ớt là một trong những cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao cho nông dân. Ớt có vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người, đặc biệt nó thường xuát hiện trê mâm cơm gia đình.

Trên cây ớt có rất nhiều bệnh hại như bệnh xoăn đọt (khảm) do virus CMV (Cucumber mosaic virus), bệnh đốm lá do vi khuẩn, bệnh chết cây con, bệnh héo xanh... Trong đó không thể không nhắc đến bệnh thán thư (Anthracnose), bệnh xuất hiện ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây, chúng biểu hiện triệu chứng cả trên lá, hoa và trái gây tổn thất nặng nề khi bệnh này xâm nhập. 

Bệnh thán thư xuất hiện nhiều vào mùa mưa hay thời tiết se lạnh, những thời điểm này ẩm độ thường cao khoảng 70-80%, là điều kiện tốt nhất để nấm bệnh thán thư tấn công hoặc khi mưa nhiều nước không rút kịp cũng là điều kiện tốt nhất để phát sinh loại bệnh này.

Triệu chứng gây hại: Vết bệnh lúc đầu là những đốm tròn nhỏ, ướt, lõm và lan rộng rất nhanh. Vết bệnh lớn lõm, có màu nâu nhạt đến nâu đậm, trên vết bệnh có các khối bào tử màu vàng nhạt, hoặc màu hồng xuất hiện rải rác hoặc tập trung thành các đường đồng tâm

 Biện pháp phòng trừ:
   - Vệ sinh đồng ruộng, thu gom, tiêu hủy tàn dư cây trồng, nhất là cây đã nhiễm bệnh.
   - Sử dụng giống kháng bệnh, không nên sử dụng hạt giống ở ruộng đã bị bệnh để làm giống và nên xử lý hạt giống trước khi gieo.
   - Khuyến cáo nên tưới cây vào lúc sáng sớm tránh tưới lúc chiều tối để hạn chế bệnh.
   - Luân canh xen vụ để thay đổi ký chủ của nâm bệnh.

Bệnh chết cây con:

Triệu chứng :

Bệnh biểu hiện lúc cây còn non, triệu chứng dễ nhận diện, cây tiếp giáp với mặt đất bị thối khô có màu nâu đen, cây bị bệnh bị ngã về một bên và rũ rượi, cây còi cọc và chết. Bệnh chết cây con thường xuất hiện khi ẩm độ và nhiệt độ cao. Bệnh thường xuất hiện khi gieo quá dầy, tưới nước quá nhiều nhất là khi gieo hạt mùa mưa.

Phòng trừ :

- Chọn nơi thiết kế vườn thoáng mát không bị ngập nước.

- Đất trước khi trồng phải xử lý để sạch mầm bệnh

- Nên bón phân hữu cơ đã hoai mục, hạn chế bón nhiều phân hóa học nhất là đạm.

- Luân canh với các cây trồng khác họ cà (cà, ớt, khoai tây) để diệt nguồn bệnh.

- Phun thuốc hoá học:khi phát hiện cây mới bệnh nên chọn loại thuốc có gốc Đồng hoặc Metalaxyl để phun.

 Bệnh đốm lá (đốm mắt cua)

Triệu chứng :

Đốm bệnh trên lá có dạng đặc trưng hình tròn, viền nâu đậm, tâm màu xám nhạt, bệnh xuất hiện rải rác, nếu nặng vết bệnh lan rộng, liên kết lại khiến lá cháy thành từng mảng lớn, khô và rụng. Ngoài lá vết bệnh còn thấy xuất hiện trên thân, cuống hoa. Bệnh thường xuất hiện khi thời tiết nóng, ẩm, nhiệt độ càng cao, lây nhiễm càng nhanh, đất ẩm, trời nhiều sương mù thuận lợi cho bệnh phát triển. Trên ruộng, bệnh có thể phát hiện được sau khi nhiễm 2 – 3 ngày. Bệnh thường gặp trên các cây ớt gìa, cây giai đoạn bén rễ hồi xanh. Cây ớt mạnh khỏe ít bị bệnh.

Phòng trừ :

- Thu dọn và tiêu hủy tàn dư thực vật sau thu hoạch, cày lật đất sớm (do nầm có thể tồn tại trong đất và tàn dư thực vật trong cây bệnh).

- Tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục nhất là phân lân và Kali để cây khoẻ.

- Ngắt bỏ lá bệnh (vì bào tử sẽ hình thành trên nấm bệnh sau 5 – 7 ngày).

- Luân canh với cây khác họ cà (như nói trên).

- Dùng hạt giống sạch bệnh.

- Nếu có thể nên tưới vào buổi sáng để lá khô nhanh, can chú ý hạn chế thời gian ẩm của lá.

Bệnh héo xanh, héo tươi

Triệu chứng :

Đặc điểm nhận diện là cây héo, đôi khi chỉ 1, 2 nhánh nhất là khi trời nắng, nhưng lá vẫn còn xanh, sau đó khi trời chiều mát hay ban đêm cây lại phục hồi, tuy nhiên triệu chứng héo – tươi chỉ kéo dài vài ngày rồi cây chết hẳn, ở cây gi triệu chứng thể hiện chậm hơn, Nếu nhổ cây lên ta thấy phần thân và rễ cây bị thối đen, mềm nhũn, dùng dao cắt ngang phần thân, rễ bị thối thì chúng ta thấy nơi vết bệnh mềm, ngửi có mùi hôi, lõi có màu đen, nếu cho vào một cốc nước trong ta sẽ thấy nếu là cây bị bệnh héo xanh, sẽ thấy dịch sữa trong chứa nhiều vi khuẩn chảy ra chầm chậm từ vết cắt, nếu lấy dịch nầy pha nước tưới vào vườn cây thì sau 3 – 5 ngày triệu chứng bệnh sẽ xuất hiện. Thông thường dễ lầm lẩn bệnh héo do nầm và do vi khuẩn, để phân biệt ta chú ý : (1) Bệnh do vi khuẩn vết bệnh thường mềm nhũn, có mùi hôi, mạch dẫn có màu đen, cây chết nhanh, còn bệnh do nấm đất như Fusarium, Rhizoctonia, Sclerotium…bệnh phát triển tương đối chậm, lá chuyển dần sang vàng rồi rụng, diễn biến chậm, nếu cắt ngang thân không thấy dịch chảy ra, không có mùi hôi…. Bệnh héo xanh phát triển nhanh trên nến đất ẩm ướt, thoát thủy kém, vi khuẩn tồn tại trong đất rất lâu, ngoài cà, vi khuẩn còn có thể sống trên nhiều ký chủ phụ, lan truyển qua giống, dụng cụ tỉa cành, vết thương cơ giới do dụng cụ làm vườn, các lỗ hổng tự nhiên (khí khổng ở rễ), tuyến trùng chích hút, khi bộ phận của cây dưới đất bị thối r ữa, vi khuẩn phát tán trong đất, nước và lây lan sang cây bên cạnh, triệu chứng quan sát được khoảng 3 – 7 ngày.

Phòng trị:

- Ngâm hạt trong nước ấm trong vòng 25 – 30 phút. Dùng hạt giống sạch bệnh.

- Vệ sinh đồng ruộng, ruộng trồng phải sạch cỏ, thu gom tiêu huỷ tàn dư thực vật.

- Bón phân hữu cơ hoai mục để tăng hệ vi sinh vật trong đất.

- Khi chăm sóc tránh gây vết thương cho cây, dụng cụ chăm sóc, tỉa cành, thu hái, chăm sóc cần sát trùng liên tục bằng cồn hoặc chlorine.

- Ruộng trồng cần bằng phẳng, tránh ruộng ngập úng, thoát nước kém.

- Tiêu huỷ cây bị bệnh.

- Lưu ý nguồn nước tưới hay chảy khi mưa từ các ruộng có trồng cây họ cà ở bên trên nguồn vì có thể mang mang bệnh lây lan xuống phía cuối nguồn nuớc bên dưới.

 Bệnh khảm do virus

Triệu chứng: có nhiều triệu chứng do virus gây ra trên ớt, có thể là lá ớt biến dạng, xoăn lại, mép cong lên trên, hay lá có màu sắc thay đổi hoặc từng lá có từng mảng xanh đậm hay vàng, hoặc vàng xen lẫn xanh, loang lổ, trường hợp bị nặng chồi không phát triển, cành vặn vẹo, hoa rụng, trái nhỏ, méo mó, cứng… Bệnh do virus gây ra mà tác nhân truyền bệnh trung gian là các loài rầy, rệp, tuyến trùng chích hút.

Phòng trị bệnh do virus gây ra nên không có thuốc phòng trị, chúng ta chỉ phòng trừ gián tiếp bằng cách tiêu diệt các môi giới truyền bệnh như các loài rầy, rệp mà thôi. 

 Bệnh sinh lý

Ngoài ra trên ớt chúng ta thường thấy phía đáy trái ớt, nhất là ớt ngọt, có hiện tượng bị thối đen (thối đáy trái) nguyên nhân là cây thiếu Ca, để hạn chế bệnh nay ta nên tăng cường bón vôi cho đất (bón ít nhất 1 tháng trước khi trồng cây con ra ruộng), khi phát hiện có hiện tượng thiếu Ca có thể tăng cường bón phân Cancium nitrate cho cây.

 

Liên hệ: 0901 087 973 hoặc 0889 008 222

CTY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP XUÂN NÔNG

352C Đường 30/4, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, Tp.Cần Thơ

Cửa hàng caygiongcantho.vn: 21/5, đường Nguyễn Văn Linh, KV1, phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng, TP Cần Thơ (gần cầu Hưng Lợi)

Xưởng Cơ khí nhà lưới Xuân Nông: cầu Rạch Súc, Quốc lộ 91B, KV Bình Phó A, phường Long Tuyền, quận Bình Thuỷ, TP Cần Thơ

Viết bình luận của bạn
zalo