BỆNH VÀNG LÁ THỐI RỄ TRÊN CÂY CÓ MÚI

CTY XUÂN NÔNG
Thứ Tư, 29/12/2021

Cây có múi nói chung và cam quýt nói riêng là một trong những cây ăn trái quan trọng và có giá trị dinh dưỡng cũng như giá trị kinh tế cao. 

Nguồn gốc của cây có múi ở vùng giáp ranh giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Khó xác định được nguồn gốc của cây cam quýt, vì có rất nhiều chủng loại và là cây trồng lâu năm, chỉ tính riêng các tỉnh phía Nam của Việt Nam, đã có 125 giống/dòng cây có múi, cây cam quýt nói riêng, cây có múi nói chung là những loại cây có sự phân bố rộng, gần như có mặt hầu hết các lục địa và ở mỗi vùng tùy theo điều kiện tự nhiên mà có những loại giống, những đặc tính riêng. Ở Châu Úc cam quýt được trồng nhiều ở Tân Tây Lan, Tahiti nổi tiếng nhất thế giới, ngoài ra còn trồng ở một số đảo và quần đảo nổi tiếng khác tại Thái Bình Dương. Phần lớn cây cam quýt được thuần hóa từ cây hoan dại từ trước Công nguyên, cách đây khoảng 3.000 - 4.000 năm.Ở miền Nam Việt Nam và đặc biệt là toàn vùng ĐBSCL có hơn 40.000 ha trồng cây cam quýt (chiếm hơn 60% diện tích cả nước), trong đó 1/3 là diện tích trồng cam. Tại Việt Nam, những vùng cam quýt nổi tiếng là những vùng đất phù sa cũ, đất tương đối nhẹ ven sông. ở miền Bắc Việt Nam, có vùng trồng cam nổi tiếng ven sông Thương, sông Ngòi, sông Lô, sông Thái Bình,.... Ở Đồng Bằng sông Cửu Long có Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ, Bến Tre, An Giang,...

Giá trị dinh dưỡng

 thị trường trong nước và cả thị trường trên thế giới, trái cam quýt được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi vì có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, không những dùng để ăn tươi, chế biến mà còn có giá trị cao trong y học nhất là trong trái chứa nhiều vitamin C. Trong 100g nước trái, thành phần vitamin C chiếm tỷ lệ cao (từ 40-55mg/100g phần ăn được. Mỗi ngày cần cung cấp 250mg vitamin C trong trái cây cam quýt giúp củng cố vành động mạch chính, nhất là đường máu lên não. Ngoài ra còn có vitamin A, B1,B2,PP; vỏ trái giàu pectin được sử dụng làm xu xoa, mứt, kẹo,... Thân, lá, vỏ trái, hạt dùng làm thuốc nam hay trích lấy tinh dầu. Vỏ quýt, lá quýt, lá chanh, được dùng làm gia vị. Trái được chế biến thành nhiều sản phẩm như nước giải khát, xi rô, mứt, rượu bổ.

Giá trị kinh tế 

Cây cam quýt là một loại cây lâu năm, trồng mau cho thu hoạch. Ở nước ta, 1ha cam quýt thâm canh ở thời kỳ 8 tuổi có thể đạt năng suất bình quân 20 tấn/ha. Năm 2010 kinh doanh trái cam quýt đạt 52.2 triệu tấn trên toàn thế giới. Về tuổi thọ, cam quýt có thể sống và thu hoạch trái trong vòng 23-30 năm. Trong điều kiện đất tốt, áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh cao, điều kiện khí hậu thích hợp, không bị sâu bệnh gây hại nặng thì tuổi thọ có thể kéo dài trên 50 năm, có khi đạt đến 100 năm. Ngoài ra, cam còn là hàng hóa xuất khẩu.

Bệnh vàng lá thối rễ

Trên cam quýt, một trong những bệnh coi tuyến trùng là trung gian để gây bệnh là bệnh vàng lá thối rễ.Triệu chứng thối khô bắt đầu xuất hiện trên rễ non, cả ở rễ lớn và phần thân dưới đất. Ngoài ra còn có các triệu chứng héo, úa, hoại tử và rụng lá, dẫn đến  những cây bị bệnh chết nhanh chóng. Những cây đang khỏe mạnh có thể đột ngột héo và chết; rễ có màu nâu đen ở phần mạch dẫn.Bệnh có thể không có triệu chứng trong  nhiều năm, nhưng khi đã phá hủy đủ mô rễ, có thể xảy ra hiện tượng cây chết khô đột ngột trong điều kiện nắng nóng.

Bệnh do nhiều loại nấm đất gây ra như Phytophthora spp., Fusarium solani,...tấn công vào chóp rễ. Kết quả nghiên cứu của Viện Cây ăn quả miền Nam cho thấy có khả năng do nấm Phytophthora spp. tấn công trước tạo vết thương làm cho nấm Fusarium solani có điều kiện xâm nhiễm và gây hại nặng hơn. Nấm Fusarium solani cần có điều kiện nước oi lâu dài để gây bệnh. Cây bị bệnh lá vẫn lớn hơn bình thường, nhưng gân lá có màu vàng trắng, phiến lá ngã màu vàng xanh, sau đó rụng đi, nhất là khi có gió hoặc khi ta lắc nhẹ cây. Các lá già rụng trước sau đó dần đến các lá trên. Nhìn vào cây thấy gốc trơ trụi chỉ còn lại lá và đọt. đào rễ lên thấy phía cành bị rụng lá, rễ bị thối, vỏ rễ tuộc ra khỏi phần gỗ, gỗ bị sọc nâu lan dần vào rễ lớn. Bệnh nặng tất cả rễ đều bị thối và cây chết.

Bệnh vàng lá thối rễ đã được xác định là do rễ cây bị ngập úng làm rễ suy yếu hoặc do truyến trùng chích hút tạo vết thương và từ đó Fusarium solani tấn công vào chóp rễ và làm thối rễ. Bệnh xảy ra lúc cây suy yếu và trong những điều kiện bất lợi cho cây trồng (nhưng thích hợp cho sự phát triển của nấm Fusarium solani) như ngập úng, stress do thừa phân, có sự hiện diện của tuyến trùng kèm theo nhiệt độ đất khá cao (>25oC). 

Bệnh có thể xảy ra quanh năm nhưng lẻ tẻ, không đáng kể. Bệnh thường phát triển thành dịch vào đầu mùa nắng, tháng 11 và 12 dương lịch hàng năm. Cây chết hàng loạt vào tháng 1 đến tháng 4 dương lịch và có thể tiếp tục kéo dài trong mùa mưa năm sau.

Một số biện pháp phòng trị bệnh vàng lá thối rễ

- Trước khi trồng cây phải xử lý đất trước, cày ải phơi đất và trộn với vôi để hạ phèn và trộn với Trichoderma để ức chế nấm bệnh lưu tồn sẵn trong đất.

- Khi trồng cây phải đắp mô cao để hạn chế ngập ứng vì ngập nước cây sẽ dễ bị nấm bệnh tấn công gây bệnh vàng lá thối rễ.

- Chọn hướng thiết kế vườn thông thoáng, đầy đủ ánh sáng.

- Nên tưới cây vào lúc sáng sớm, tránh tưới lúc chiều vì nước không kịp ráo sẽ tạo ẩm độ là điều kiện lý tưởng cho nấm bệnh tấn công.

- Khi có cây nhiễm bệnh nên cắt bỏ và thiêu huỷ, không nên quăng xuống đường mương vì nấm bệnh có khả năng lưu tồn trong nước, khi ta sử dụng nguồn nước đó tưới cho cây khác thì nấm sẽ tấn công cây khác, dụng cụ cắt cành sau khi cắt xong nên khử trùng với cồn hoặc chlorine.

Liên hệ: 0763 800 763 hoặc 0889 008 222

CTY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP XUÂN NÔNG

352C Đường 30/4, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, Tp.Cần Thơ

Cửa hàng caygiongcantho.vn: 21/5, đường Nguyễn Văn Linh, KV1, phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng, TP Cần Thơ (gần cầu Hưng Lợi)

Xưởng Cơ khí nhà lưới Xuân Nông: cầu Rạch Súc, Quốc lộ 91B, KV Bình Phó A, phường Long Tuyền, quận Bình Thuỷ, TP Cần Thơ

Viết bình luận của bạn
zalo