BÍ QUYẾT PHỐI TRỘN PHÂN BÓN CHO TỪNG GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY

Huỳnh Nha
Thứ Tư, 11/06/2025

Phối phân đúng thời điểm, đúng loại và đúng liều lượng chẳng khác nào “trao đúng liều thuốc bổ” cho cây. Không ít bà con than: “Cây mãi không lớn, trái không ngọt, lá thì cứ vàng úa hoài!” – nguyên nhân sâu xa lại chính là do... phối phân chưa chuẩn! Cây giống Cần Thơ  sẽ hướng dẫn chi tiết cách phối phân theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây – áp dụng hiệu quả từ rau màu đến cây ăn trái, giúp cây khỏe mạnh, bền vững, cho năng suất cao, chất lượng đỉnh.

Tổng quan về sinh trưởng của cây trồng

Các giai đoạn sinh trưởng chính

  • Giai đoạn nảy mầm – ra rễ
  • Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng (phát triển thân – lá)
  • Giai đoạn phân hóa mầm hoa – ra hoa
  • Giai đoạn đậu trái – nuôi trái
  • Giai đoạn trái chín – thu hoạch
  • Giai đoạn nghỉ sau thu hoạch (tái tạo dinh dưỡng)

Nhu cầu dinh dưỡng thay đổi theo từng giai đoạn

Mỗi giai đoạn, cây có một khẩu vị riêng. Chẳng hạn, thời kỳ cây con cần đạm để phát triển glá, trong khi giai đoạn ra hoa thì lại đòi lân và kali nhiều hơn.

Phối phân giai đoạn cây con – nảy mầm và ra rễ

Mục tiêu

Giúp cây bén rễ nhanh, bộ rễ mạnh để hiút nước – dinh dưỡng tốt.

 Phân bón nên dùng

Lưu ý

  • Tránh dùng phân đạm quá sớm, dễ khiến rễ non bị cháy.

  • Ưu tiên tưới gốc bằng chế phẩm Humic hoặc Axit Amin kích rễ. Cây có khỏe từ rễ thì mới có thể bám đất, đứng vững giữa gió trời được chứ he bà con !

Phối phân giai đoạn phát triển thân – lá

Mục tiêu

Tăng cường sinh trưởng, phát triển tán lá mạnh mẽ.

 Phân nên dùng

  • Phân đạm (UREA, SA): thúc đẩy phát triển thân, lá.

  • Phân NPK 20-10-10, 30-10-10: tỉ lệ đạm cao.

  • Vi sinh vật cố định đạm (EM, Trichoderma): giúp đất giàu dinh dưỡng.

Cách bón

  • Bón thúc định kỳ 7–10 ngày/lần (tùy loại cây).

  • Xen kẽ phân bón lá + tưới gốc hữu cơ sinh học.

Phối phân giai đoạn ra hoa – đậu trái

Mục tiêu

Thúc đẩy ra hoa đồng loạt, chống rụng hoa, tăng tỷ lệ đậu trái.

Phân nên dùng

  • Phân lân cao (NPK 10-30-10, 6-30-30): kích thích mầm hoa.

  • Bo + Canxi + Magie: ngừa nứt trái non, tăng tỷ lệ đậu trái.

  • Silic + Kali sunphat: tăng cường sức bền mô tế bào.

Kỹ thuật hỗ trợ

  • Phun phân bón lá có Boron trước khi cây ra hoa 10–15 ngày.

  • Giữ ẩm tốt, tránh bón đạm thời điểm này vì dễ gây rụng hoa.

Phân không hợp là hoa rụng như mưa! Coi chừng công chăm bấy lâu đổ sông đổ biển luôn nha bà con!

Phối phân giai đoạn nuôi trái – phát triển trái

Mục tiêu

Giúp trái lớn đều, phát triển nhanh mà không bị nứt, méo hay lép.

Phân nên dùng

  • Kali cao (NPK 12-12-17+TE, Kali Sulfat): giúp trái ngọt, cứng vỏ.

  • Canxi + Bo + Zn: ngừa hiện tượng nứt trái, lép nhân.

  • Phân hữu cơ sinh học + EM gốc: nuôi đất – dưỡng trái.

Cách bón

  • Chia nhỏ liều, bón 2–3 đợt từ khi đậu trái đến lúc gần chín.

  • Phun bón lá bổ sung trung – vi lượng cho trái đồng đều.

Có người trái to mà trong thì rỗng, có người trái đều mà ăn nhạt như nước ốc – cũng vì phối phân chưa trúng tầm!

Phối phân giai đoạn chín – thu hoạch và sau thu hoạch

Mục tiêu

Duy trì phẩm chất trái, kéo dài bảo quản; tái tạo sức cây sau thu hoạch.

Phân nên dùng

  • NPK 15-15-20 hoặc 13-13-21: duy trì chất lượng trái.

  • Phân hữu cơ vi sinh: phục hồi đất, tăng sức cây.

  • Chế phẩm sinh học – Trichoderma: làm sạch rễ, ngừa nấm bệnh.

Lưu ý

  • Tránh bón đạm giai đoạn gần thu hoạch để tránh trái nhạt.

  • Sau thu hoạch cần bồi bổ lại như chăm người bệnh sau ốm. Đừng tiếc công dưỡng cây sau thu! Muốn năm sau trúng mùa thì năm nay phải dưỡng cho tử tế.

Câu hỏi thường gặp về phối phân theo giai đoạn

Có nên phối phân hóa học và hữu cơ song song không?

Có. Đó là phương pháp phối hợp tối ưu giữa “nhanh ăn” và “ăn bền”, cần điều chỉnh liều phù hợp.

Phân NPK nào dùng quanh năm?

Không có loại “đa năng toàn thời gian”. Mỗi thời điểm, nên chọn NPK có tỷ lệ N-P-K phù hợp với nhu cầu sinh lý của cây.

Cây bị vàng lá, còi cọc – nguyên nhân do đâu?

Thiếu hoặc thừa phân, mất cân đối dinh dưỡng (thường là thừa đạm, thiếu vi lượng hoặc pH đất sai lệch).

Bao lâu bón phân một lần là hợp lý?

Tùy theo loại cây, giai đoạn và loại phân. Trung bình 10–15 ngày/lần đối với bón thúc. Phân chậm tan có thể 20–30 ngày/lần.

Việc phối phân chuẩn từng giai đoạn không chỉ giúp cây phát triển toàn diện mà còn là bí quyết giúp nông dân tăng năng suất – tăng thu nhập – giảm sâu bệnh. Chăm cây cũng như chăm người: đúng thuốc, đúng lúc thì mới khỏe mạnh dài lâu! Đừng chỉ “trông mặt mà bắt hình dong” – hãy hiểu nhu cầu của cây để bón phân đúng cách!

Quý Khách hàng vui lòng liên hệ Cây giống Cần Thơ qua các kênh sau để được đội ngũ kỹ sư hỗ trợ nhanh chóng và chu đáo:

- Địa chỉ: 352C, đường 30/4, P.Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

- Website: https://caygiongcantho.vn/

- Hotline: 0901 087 973

- Zalo: 0889 008 222

 

Viết bình luận của bạn
zalo