CÁC LOẠI SÂU BỆNH GÂY HẠI TRÊN XOÀI VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ

CTY XUÂN NÔNG
Thứ Ba, 18/01/2022

* Sâu hại xoài

Rầy bông xoài (Idioscopus sp,- Thuộc bộ Homoptera)

Còn gọi là rầy nhẩy hại xoài. Là những bọ nhẩy nhỏ hình nêm, màu nâu, xám hoặc xanh, thân có chiều dài từ 2,5 - 4mm, chiều dài ấu trùng mỏi nỏ khoảng 0,90mm. Rầy bông xoài thường đến bu kín chùm hoa, động đến là nhẩy lung 55 tung như đám bụi, được coi là sâu hại xoài phổ biến và gây hại lớn nhất cho cây xoài. Con cái đẻ từ 100 - 200 trứng ỏ trên đọt, trên cuống chùm hoa, nổi chúng hút nhựa. Vòng đời từ trứng đến thành trùng ngắn, từ 14 - 19 ngày, có nơi từ 6 - 21 ngày. Sâu non và sâu trưỏng thành sợ nắng, thường nấp vào góc tói, thấy nhiều ở vườn xoài rậm rạp, trồng dầy.

Tác hại trực tiếp: Rầy non và rầy trưỏng thành đều gây tác hại nhưng gây hại nặng và nhiều nhất là rầy non. Chúng hút nhựa ở chồi non, chùm hoa và ở quả non khi bằng hạt đậu xanh. Kết quả làm cho chồi non, chùm hoa bị héo, quả non bị rụng, có thể làm thất thu từ 20 - 100 %.

Tác hại gián tiếp: Khi hút nhựa, bọ rầy bông xoài tiết ra một loại mật, là môi trưòng thuận lợi cho các loại nấm phát triển, làm cho các chùm hoa, chùm quả như bị phủ kín muội đen, làm ảnh hưỏng đến quá trinh quang hợp, thụ phấn của cây xoài.

Trong điều kiện tự nhiên, rầy bông xoài bị rất nhiều sinh vật xâm hại (thiên địch), như nhện thiên địch, bọ rùa, nấm ký sinh... Trong giai đoạn trứng, rầy bông xoài thường bị một số loại ong ký sinh.

• Biện pháp phòng trị:

- Tỉa xén cành, làm vệ sinh vườn cho thông thoáng để hạn chế tác hại của rầy bông xoài.

- Trước giai đoạn xoài ra hoa (ra bông) từ 1 đến 2 tuần, sử dụng bẫy đèn để thu hút thành trùng.

- Khi cần thiết sử dụng một só loại thuốc để trị loại rầy nhảy bông xoài.

- Khi dùng thuốc cần lưu ý:

(1) Nếu phải phun nhiều lần cần dùng luân phiên các loại thuốc có góc hóa học khác nhau để tránh hiện tượng sâu nhờn thuốc (sâu quen thuốc);

(2) Hạn chế tối đa dùng thuốc lúc xoài trổ bông để tránh ảnh hưỏng đến sự thụ phấn cũng như côn trùng có ích giúp trong thụ phấn chéo;

(3) Ở nhừng vùng thường bị rầy nặng nên phun 2 lần, một lần trưóc khi ra hoa và một lần vào lúc trỗ hoa khi mật độ rầy vẫn còn > 1 con/ 1 bông.

Sâu đục quả (Deanolis albizonalis)

Loài này xuất hiện trên các gióng xoài, rất phổ biến trên xoài Cát và xoài Bưỏi. Năm 1995 loài sâu này đã phát triển thành dịch hại xoài ỏ một số nơi. Đầu, ngực, bụng thành trùng có mầu nâu đỏ rất đặc trưng, có chiều ngang khi căng cánh khoảng 25 - 28mm. Trứng hình bầu dục, có thể thấy từng khói trên phần chóp trái. Kích thước trứng khoảng 0,5 - 0,70mm vói màu sắc thay đổi từ sáp trắng 57 sang nâu nhạt rồi trổ nên sẫm hơn khi sắp nổ. Trứng được đẻ trên trái xoài non từ lúc đường kính mới khoảng 3 - 4cm (khoảng 30 - 45 ngày sau tượng trái) cho đến lúc thu hoạch. Ấu trùng mới nỗ dài 3 - 5mm, khi phát triển đầy đủ dài 20 - 22mm. Sâu từ tuổi 1 đến tuổi 6 đều có những khoang trắng xen đỏ trên lưng. Nhộng dài 11 - 12mm, màu vàng nhạt, khi chuyên dần sang mầu nâu là sắp vũ hóa. Giai đoạn nhộng kéo dài khoảng 14-15 ngày.

Khi trái xoài bị sâu đục, từ vết đục có một chất lỏng tiết ra, nhanh chóng hình thành một chấm đen. Các đường đục sẽ hấp dẫn nấm, vi khuân và ruồi đến gây hại. Thời gian ủ trứng 3 - 4 ngày, giai đoạn ấu trùng 15-20 ngày. Khi ăn hết thịt trái xoài này sâu chuyển sang trái khác. Vườn xoài bị hại nặng có thê bị thiệt hại lên đến 50%.

• Biện pháp phòng trị:

- Biện pháp cơ giới: Để hạn chế thiệt hại không để xoài chín trên cây, nhặt hết những quả chín rụng dưối đất, nhất là khi trái xoài bị sâu, thu gom tiêu hủy bằng cách chôn hay đốt. Nếu có thể, sau thu hoạch cho nước vào vườn ngâm 36 - 48 giờ để diệt nhộng. Loài sâu này không chỉ hại xoài mà còn hại nhiều cây ăn trái khác như táo, ổi, cam, cóc... 

- Bọc giấy quả xoài: Đây là biện pháp được dùng phổ biến ổ Thái Lan, Malaysia và nhiều nưóc có công nghệ sản xuất trái cây hơn ở nước ta. Biện pháp này phòng trị hữu hiệu không chỉ đói với sâu đục quả xoài mà còn hạn chế được bệnh Da ếch, bệnh Đốm vòng, ruồi đục trái và bệnh Thán thư trên trái. Có thể dùng các loại bao như bao giấy 58 dầu, bao giấy keo mỏng, bao vải coton. Trái cây có bao không bị các loại côn trùng đục quả hại, tỷ lệ nhiễm bệnh rất thấp, màu sắc trái cây đẹp, không có ảnh hưỏng gì đến độ lổn và trọng lượng trái. Nên bao trái cây sau giai đoạn trái rụng sinh lý, khoảng 35 - 45 ngày tuổi. Trước khi bao trái một vài ngày có thể phun thuốc trừ sâu và cả trừ bệnh.

- Dùng bả: Dùng Methyl eugenol trộn với một loại thuốc trừ sâu như Malathion, Azodrin, Bi 58 v.v... Nếu dùng bả phải dùng một thời gian dài vì loài sâu này có gần như quanh năm ỏ miền Nam nước ta - nơi quanh năm có trái chín. Với những vùng chỉ trồng xoài thì chỉ dùng mùa trái chín.

- Dùng thuốc bảo vệ thực vật: Chỉ phải dùng khi không bao quả. Một tuần sau tượng trái nên thăm vườn thường xuyên, nếu phát hiện trên 2% trái cây bị sâu trên tổng số trái trên cây thì tiến hành phun. Phun thuốc cho hiệu quả cao khi sâu vừa mối nỏ, chưa kịp chui vào quả, néu sâu đã đục vào sậu trong quả thỉ hiệu quả trừ sâu không còn nữa. Nhưng nếu diệt được lúc sâu vừa đục vào quả, vết đục sẽ thành thẹo và mất đi trong quá trình phát triển quả. Do thành trùng đẻ trùng trên trái từ khi non đến chín, nên có thể phun 1 0 ngày một lần, sử dụng luân phiên 2 loại thuốc thuộc nhóm thuốc lân và cúc tổng hợp.

Sâu đục đầu cành (Chlumetia transversa)

Thuộc bộ Cánh phấn, thành trùng là một loài ngài nhỏ, sải cánh l,75cm. Đẻ trứng trên lá. Thoạt đầu sâu non đục vào lá, rồi vào đầu các ngọn non, chùm hoa, ăn rỗng phía trong làm cho cành hoa héo rũ hoặc gẫy gục.

• Biện pháp phòng trừ: vào giai đoạn ra đọt non rộ, thường xuyên quan sát chồi, nếu thấy sâu và chồi héo cần loại bỏ ngay đế phòng sâu không hiện diện ở trong cành non. Có thế phun thuốc Bi 58 hay cắt cành bị hại ngay sau khi phát hiện rồi đem đốt. Chỉ thực hiện được hai biện pháp này khi cây xoài còn thấp nhỏ.

Sâu đục cành (Niphonoclea albata và N. capito)

Cũng đục cành như loài sâu đục đầu cành nhưng còn đục cả ngang lưng cành đã hóa gỗ. Phòng trị như với loài sâu trên.

Nhóm rệp sáp, rệp dính họ Coccoidea, bộ Homoptera Là những loài sâu miệng chích hút hại xoài và nhiều cây ăn trái khác. Thưởng thấy nhiều ở đọt non, hoa và mặt dưói lá.

• Biện pháp phòng trử: Nếu phát hiện được sớm tiến hành trừ ngay bằng nhiều thuốc bảo vệ thực vật như Bi 58, Dimecron, Apllaud... thì sẽ không nguy hại.

*Bệnh hại xoài

Bệnh thán thư (Colletotrichum gloeosporioides)

Là bệnh gây hại quan trọng ỏ xoài. Triệu chứng điển hình là những vệt màu nâu đỏ có nhiều đóm trên lá, sau đó vét khô, rồi thủng. Trên cuống những chùm hoa cũng có những đốm bệnh màu nâu đen, làm cho hoa và quả non rụng. Trên quả bị nhiễm bệnh, vỏ có những đốm đen hơi tròn, lõm xuống. Bệnh nặng khi mưa nhiều, độ ẩm cao.

Để phòng trị bệnh này có thể dùng một số loại thuốc như Bordeaux, Kasuran BTN, Benlat c, Zincopper.

Ví dụ: Khi phun Benlat C BTN thì dùng 20 - 25g thuốc cho bình 8 lít, bắt đầu phun khi chùm hoa dài 4 - 5cm. Sau khi đã đậu quả, mỗi tháng phun một lần. Phải ngưng phun 30 ngày trước thu hoạch.

Quả thu hoạch rồi vẫn có thể bị nhiễm bệnh này ở vùng đã nhiễm bệnh. Có thể xử lý bằng nước nóng: ngâm vào nước nóng 55°C trong 5-10 phút.

Nên trồng thưa để hạ được độ ẩm ỏ vườn xoài. Khi có xử lý ra hoa trái vụ thì nên đợi một vài tháng không mưa mới xử lý thuốc tránh bệnh.

Bệnh phấn trắng (áo nấm Oidium magiferae)

Bệnh phát sinh khi tròi nóng, độ ẩm cao. Bệnh đóng thành từng lổp phấn trắng trên lá non và trên các chùm hoa. Nấm xâm hại quả, làm cho quả non rụng.

Phun trừ bằng thuốc Boóc-đô, Benomyl, Zincopper..

Bệnh bồ hóng (bệnh muội đen) do nấm Capnodium mangiferea

Bệnh này phát triển theo sau sự phá hại của các loại sâu chích hút như bọ nhẩy, rệp sáp, rệp dính v.v... vì các loại sâu này khi chích hút tiết ra một loại mật, nấm phát triển trên loại mật này.

• Biện pháp phòng trị: Trước hết trị các loại sâu chích hút bằng các loại thuốc như Bassa, Trebon, đồng thời trị nấm bằng các loại thuốc gốc đồng như Bordeaux, Zincopper..

Ngoài các bệnh kể trên, trên xoài còn gặp một số loại bệnh khác như: Bệnh cháy lá do nấm Macrophoma. Bệnh đốm lá do nấm Pestalotia, hại lá và quả; Bệnh khô đọt, thối quả do nấm Diplodia. Các loại bệnh này gây hại nhẹ, có thể trừ bằng các loại thuốc trừ nấm nói trên.

CTY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP XUÂN NÔNG

Địa chỉ: 21/5 Đường Võ Nguyên Giáp, Khu Vực 1, P. Hưng Thạnh, Q. Cái Răng, TP. Cần Thơ (gần chân cầu Hưng Lợi)

Địa chỉ: 352C, đường 30/4, P.Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Số điện thoại: 0763800763

Email: caygiongcantho.vn@gmail.com

Viết bình luận của bạn
zalo