CÁCH GIẢI ĐỘC CHO CÂY KHI BỊ NGỘ ĐỘC PHÂN BÓN
CTY XUÂN NÔNG
Thứ Sáu,
21/01/2022
Các biểu hiện ngộ độc thường gặp
1. Thời tiết
- Cháy rễ do nắng nóng
- Úng rễ do nước + phân
2. Ngộ độc vượt ngưỡng
- Qua rễ: Đa + Vi lượng
- Qua lá: Đa + Vi lượng
Các bước xử lý
- Làm loãng chất độc: sử dụng nước
- Hệ đệm: hữu cơ bột, humic
- Chất hỗ trợ, tăng chống chịu: Amino acid, rong biển, vitamin, chất điều hoà sinh trưởng
Biểu hiện của ngộ độc
Điều kiện thông thường: phân hoá học tan nhanh, cây sẽ hấp thu tốt và biểu hiện xanh lá đâm chồi sau 3-5 ngày, 1-2 ngày sau khi sử dụng thì bình thường.
Sau 2-3 ngày sử dụng:
- Cháy lá, xoăn lá hoặc co rút dị dạng
- Màu xanh bất thường
- Vàng lá, héo rũ khi nắng lên
- Héo toàn thân, ngã gục, chết
Nguyên nhân
1. Thời tiết
* Cháy rễ do nắng nóng
- Phân tập trung 1 vị trí gặp nắng nóng
- Phân Ure hoặc Kali đơn
- Rãi phân sau thời gian ngập úng
* Úng rễ do nước + phân bón
- Dung dịch phân bón tạo ra nồng độ cao, trong thời gian ngắn cây khó hấp thu hết
- Ngăn oxi xuống vùng rễ
- Cây tiết chất độc tổn thương rễ
- Lâu dài nấm tấn công
Cách xử lý
Bước 1: Tưới nước làm loãng phân, tạo điều kiện thoát nước
Bước 2: Hữu cơ bột + humic - hệ đệm, giải độc, tái tạo rễ
Bước 3: Chất hỗ trợ tăng chống chịu: phun hoặc tưới amino acid, rong biển, vitamin, chất điều hoà sinh trưởng.
2. Ngộ độc vượt ngưỡng
- Sử dụng liều lượng hoặc nồng độ gấp nhiều lần khuyến cáo
- Cây đổ gục, héo rũ
- Cháy lá, xoăn lá
- Lá xanh dị thường hoặc vàng lá
- Xảy ra diện rộng, cả vườn
Cách xử lý tình huống phân bón gốc
Bước 1: Tưới đẫm, làm loãng và cho chảy tràn
Bước 2: Sử dụng hữu cơ + humic (Lân)
Bước 3: Kết hợp tưới + phun amino acid, dịch rong biển, vitamin, chất điều hoà sinh trưởng
Nếu tình huống là phân vi lượng (trừ Cl, Mo) - Trường hợp này rất ít gặp, nếu gặp sẽ xử lý theo các bước sau:
Bước 1: Tưới đẫm nước làm loãng, cho chảy tràn
Bước 2: Bón vôi để nâng pH (hạn chế hấp thu vi lượng)
Bước 3: Sử dụng hữu cơ + humic + Lân
Bước 4: Kết hợp tưới + phun amino acid, dịch rong biển, vitamin, chất điều hoà sinh trưởng
Cách xử lý tình huống phân bón lá (đa lượng)
Bước 1: Phun amino acid, vitamin, chất điều hoà sinh trưởng (lặp lại sau 3-4 ngày)
Bước 2: Sử dụng hữu cơ + humic
Cách phòng ngừa ngộ độc phân bón hóa học
- Cách phòng ngừa tốt nhất chính là không sử dụng phân bón hóa học. Nếu có, hãy tuân theo chỉ dẫn của nhà sản xuất về tỷ lệ, mức độ phù hợp với cây trồng và không sử dụng chung với các loại phân khác.
- Bón đúng liệu lượng, thời gian giữa các lần, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.
- Bón rải đều và xa gốc, không bón tập trung vào một chỗ.
- Bón nhiều lần mà ít tốt hơn bón ít lần mà nhiều.
- Bón cần bằng giữa các nguyên tố và các chất.
- Bón phân hữu cơ thay thế vô cơ sẽ giảm trường hợp ngộ độc phân.
Lưu ý:
– Trước khi trồng cần tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của từng loại cây, từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây, thành phần các chất trong đất trồng để có giải pháp bón phân hợp lý tránh dư thừa, ngộ độc phân bón cho cây.
– Cây trồng cũng là sinh vật sống nên khi bị nhiễm độc thì sẽ có những phản vệ nhằm hạn chế nhiễm độc. Các chất dư thừa cây sẽ được thải nhanh qua mép lá. Đây là dấu hiệu nhận biết sớm để chữa trị cho cây.
CTY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP XUÂN NÔNG
Địa chỉ: 21/5 Đường Võ Nguyên Giáp, Khu Vực 1, P. Hưng Thạnh, Q. Cái Răng, TP. Cần Thơ (gần chân cầu Hưng Lợi)
Địa chỉ: 352C, đường 30/4, P.Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Số điện thoại: 0763800763
Email: caygiongcantho.vn@gmail.com