CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC NHO THÂN GỖ
CTY XUÂN NÔNG
Thứ Hai,
27/12/2021
Cây nho thân gỗ có nguồn gốc từ các nước châu Mỹ. Giống cây này được đưa về Việt Nam cách đây chưa lâu với hình dáng thân gỗ giống cây ổi nhưng điều đặc biệt là có trái mọc quanh thân như sung. Quả chín có màu đen, ăn có vị bùi, ngọt, thuộc giống cây ăn quả lâu năm. Cây trồng từ 5 đến 9 năm sẽ cho quả, đặc biệt năng suất quả rất sai.
Cây nho thân gỗ có nhiều cành, lá xum xuê, ban đầu trái có màu xanh sau sẽ chuyển thành màu hồng và khi chín trái có màu tím căng mọng nước nhìn rất đã mắt. do đặc điểm trái xum xuê nên nho thân gỗ được nhiều cửa hàng kinh doanh chọn làm cây trồng phong thuỷ mang ý nghĩa tiền bạc sung túc như trái nho đậu khắp trên thân cây nho.
Nho thân gỗ là loại cây cho trái từ thân mẹ. Hoa của nho thân gỗ có màu vàng trắng mọc từ thân, khi cây ra hoa có thể thấy toàn cây nho có màu trắng tựa tuyết.
Quả có nhiều công dụng, ăn tươi hoặc làm nước ép, mứt, nguyên liệu chế biến món ăn. Trái của nho thân gỗ đặc biệt hơn trái của các loại nho thông thường, bên trong có 4 hạt và thịt của trái nho có màu trắng trong, vỏ màu tím đen và dày hơn vỏ của các loại nho khác. Đặc biệt, quả khi phơi khô được người dân bản địa dùng làm loại thuốc chữa các bệnh hen, tiêu chảy, hỗ trợ điều trị ung thư,…
Giá trị dinh dưỡng của nho thân gỗ
Như đã nói, nho thân gỗ được xếp vào loại trái cây quý nhất trên thế giới hiện nay. Với giá thành đắt đỏ từ 600.000/kg trở lên do đó giá trị dinh dưỡng mà nó mang lại là không nhỏ. Theo nghiên cứu, phần vỏ của nho có chứa nhiều Anthocyanins. So với những loại trái cây thì loại nho thân gỗ có chứa hàm lượng Anthocyanins nhiều nhất. Được biết, đây là loại chất có tác dụng ngăn ngừa oxy hóa, chống ung thư, lão hóa da…
Nếu ăn nho thân gỗ thường xuyên, sẽ đem lại cho bạn một làn da căng mịn, tăng sức đề kháng, ổn định hệ miễn dịch và ổn định lượng đường trong máu… Ngoài ra, hạt và quả nho còn có thể chữa táo bón và chống dị ứng.
Hiện nay trên thị trường xuất hiện khá nhiều nơi bán nho thân gỗ. Tuy nhiên khó mà đảm bảo rằng đó là sản phẩm an toàn, không sử dụng các hóa chất, chất bảo quản.. Để đảm bảo có được những quả nho thân gỗ sạch bạn có thể tự trồng tại nhà. Nếu bạn nào có sân thượng thì quả thật đây là không gian tuyệt nhất để bạn có thể sử hữu vườn nho thân gỗ, để cung cấp sản phẩm an toàn cho bản thân và gia đình mình.
Cách trồng nho thân gỗ
Nho thân gỗ là loại cây khá dễ trồng, nó tương thích với nhiều loại đất khác nhau. Bạn có thể trồng chúng ở bất cứ đất nào thì cây vẫn sinh trưởng và phát triển tốt. Đặc biệt với loại đất có độ PH từ 5,5 đến 6,5 thì cây sẽ phát triển tốt hơn.
Tuy nhiên với loại đất mặn và thoát nước kém (đất ruộng) thì cây không chịu được. Vì thế trước khi trồng bạn nên coi kỹ đất như thế nào để có được vườn nho trĩu quả.
Sau khi chọn được loại đất tốt, tiếp theo bạn nên tiến hành làm đất để đất tơi xốp. Trước tiên nên cày sâu đất, nhặt cạch các loại có hoặc có thể bón lót bằng các loại phân chuồng. Nếu trồng ở nhà, bạn có thể tận dụng rác thải sinh học sau đó ủ và trộn với đất trước khi trồng. Lưu ý, bạn nên làm đất trước 1 tháng để đất có thời gian phơi ải, hạn chế mầm bệnh. Từ đó giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt.
Qua khoảng 1 tháng, bạn sẽ tiến hành trồng nho thân gỗ. Trước tiên bạn sẽ đào hố, hố có độ rộng càng lớn sẽ giúp bộ rễ cây phát triển tốt. Nếu bạn trồng trong chậu hoặc thùng xốp bạn nên chọn loại chậu có kích thước tối thiểu là 50x50x50cm. Nếu cây giống có kích thước lớn thì có thể trồng trong chậu với kích thước 90x90x90cm.
Trước khi đặt cây giống vào chậu, hố bạn nên trộn thêm một ít phân chuồng, hoặc phân NPK. Sau đó bốc đầu túi nilon và trồng cây. Sau khi trồng thì tưới nước để giữ độ ẩm cho cây.
Cách chăm sóc cây nho thân gỗ
Điều kiện sinh trưởng của cây nho thân gỗ
Có nguồn gốc từ Nam Mỹ do đó nho thân gỗ có thể chịu được điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Nó có thể sinh trưởng ở nhiệt độ từ – 20 độ C đến 45 độ C. Tuy nhiên nó sẽ ra hoa, đậu quả khi thời tiết ấm áp.
Đây cũng là loại nho không kén đất trồng. Ngoài trừ đất nhiễm mặn, bị ngập úng, khả năng thoát nước kém… thì bạn có thể trồng nho trên cả đất có sỏi đá đến đất thịt nặng. Tốt nhất thì bạn nên trồng nhỏ trên đất có độ PH từ 5.5 – 6.5. Đồng thời bạn cũng nên trồng cây ở nơi có ánh sáng tốt, thích hợp trồng ở những nơi có lượng mưa ít. Có như vậy thì sản lượng nho đem lại sẽ tốt hơn.
Tưới nước: Đối với cây nho thân gỗ thì không cần tưới nước quá nhiều vì cây thuộc giống lâu năm nên có bộ rễ ăn rất sâu và chắc. Đối với mùa khô ta nên cung cấp đủ nước cho cây để cây có thể phát triển tốt hơn nữa. Khi cây bắt đầu ra hoa và quả thì cần nhiều lượng nước hơn cho cây, vì quả của cây là quả mộng nước nên cần một lượng nước khá nhiều.
Như các loại cây trồng khác thì nho thân gỗ cần cũng cần phải có chế độ nước tưới và bón phân hợp lý. Tưới nước lượng vừa đủ và phải phù hợp với thời tiết. Bón phân phải dựa theo giai đoạn sinh trưởng của cây, không được vượt quá mức cho phép về lượng dinh dưỡng cần thiết cho cây nếu không cây sẽ bị ngộ độc và kém hoặc ngừng phát triển.
Khi cây còn nhỏ nên duy trì tưới nước 2 lần/ngày vào sáng và chiều thì tưới vào khoảng 3h đừng tưới trễ quá sẽ nước không kịp rút sẽ tạo độ ẩm và nấm bệnh phát triển gây hại cho cây nho. Đến khi cây lớn chỉ cần tưới nước 1 lần/ ngày sáng hoặc chiều đều được. Vào mùa khô, đây cũng là thời điểm cây ra hoa, đậu quả. Do đó bạn nên chú ý tưới đủ nước để cây cung cấp và nuôi quả chín mọng, nhiều nước.
Cắt tỉa tạo tán cho cây nho thân gỗ
Cây nho thân gỗ không cần phải tỉa cành thường xuyên như cây nho thân mềm. khi cây đang sinh trưởng và phát triển nếu gặp thời tiết lạnh, thì cành lá xum xuê sẽ giúp cây giữ được độ ẩm.
Ngoài ra, bạn có thể cắt bỏ hết những cành khô và cành bị bệnh để giúp cho cây thông thoáng hơn và không bị bệnh trong quá trình phát triển.
Bón phân cho cây nho thân gỗ
Bạn nên bón lượng phân 400 – 600g phân NPK 30-9-9 + 200 – 300g DAP + 100 – 200g Kali, bón cách gốc 0.5m, đào 4-5 hố xung quanh gốc bón phân vào hoặc bón xung quanh gốc sau đó lấp kín đất lại. Cuối cùng, tưới đủ lượng nước cho rễ cây có thể nhanh phát triển hơn.
Bên cạnh đó để cây phát triển đồng đều và lâu dài thì nên bổ sung thêm các loại phân hữu cơ vi sinh để cây phát triển tốt hơn và hạn chế sâu bệnh.
Các sâu bệnh hại của cây nho thân gỗ
Nhìn chung, trồng cây nho thân gỗ không quá vất vả. Khả năng chống chịu bệnh của chúng tốt, ít bị sâu hại trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, nho vẫn có thể bị sâu bệnh. Điều này làm giảm sút chất lượng, ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu và thị trường đầu ra.
Nứt quả
Hiện tượng nứt quả sẽ xảy ra vào thời kỳ cây nuôi quả. Bên cạnh đó, thời tiết hanh khô nhưng không được cung cấp đủ nước cũng dẫn đến hiện tượng này. Sự chênh lệch của môi trường cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng nứt quả. Người trồng cần quan sát để có biện pháp phun thuốc phòng trừ sâu bệnh sớm.
Bệnh rỉ sắt
Rỉ sắt là loại bệnh hại trên lá, đôi khi xuất hiện trên các cành non. Vết bệnh bắt đầu là những đốm nhỏ màu vàng cam hơi đỏ. Nếu cây bị nặng sẽ xuất hiện nhiều đốm chi chít dưới mặt lá làm cho lá bị vàng và rụng.
Bệnh thường phát triển ở nhiệt độ 32-35 độ C, gây nặng cho cây ở vào giai đoạn đầu và giữa mùa mưa. Để loại trừ bệnh này, bạn cần tỉa bỏ các cành lá bị bệnh để tập trung tiêu hủy nấm. Bón thêm Lân và Kali để tăng cường thêm sức đề kháng cho cây.
Bệnh nấm trắng
Bệnh nấm trắng thường xuất hiện trên những cành lá non. Thông thường chúng là những đốm trắng tròn sau đó chuyển sang màu vàng nhạt. Đây là loại bệnh do nấm gây ra.
Loại bệnh này sẽ làm giảm chất lượng của cây nho. Những hàng cây bị nấm trắng sẽ không cho ra nhiều loại quả tốt. Để phòng bệnh, bà con cần phải thường xuyên kiểm tra theo dõi cây giống.
Lưu ý: trong quá trình chăm sóc cần phải bón phân với đầy đủ thành phần dinh dưỡng.
Bệnh thối quả
Có rất nhiều loại nấm gây ra hiện tượng thối quả. Đặc trưng nhất của bệnh chính là sự bao phủ một lớp phấn màu sáng trắng do các bào tử nấm lây lan nhanh. Điều này sẽ dẫn đến vùng trái cây bị thối có màu nâu sậm lan nhanh trong vòng 4 đến 5 ngày dẫn đến hư hỏng cả toàn bộ trái. Để phòng trừ bệnh, bà con có thể phun ngừa định kỳ thuốc lên thân cây nho cho đến khi thu hoạch.
Liên hệ: 0901 087 973 hoặc 0889 008 222
CTY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP XUÂN NÔNG
352C Đường 30/4, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, Tp.Cần Thơ
Cửa hàng caygiongcantho.vn: 21/5, đường Nguyễn Văn Linh, KV1, phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng, TP Cần Thơ (gần cầu Hưng Lợi)
Xưởng Cơ khí nhà lưới Xuân Nông: cầu Rạch Súc, Quốc lộ 91B, KV Bình Phó A, phường Long Tuyền, quận Bình Thuỷ, TP Cần Thơ