DANH SÁCH VẬT TƯ TRỒNG LAN CHUYÊN DỤNG ĐẦY ĐỦ GỒM NHỮNG GÌ?

Huỳnh Nha
Chủ Nhật, 25/05/2025

Trồng lan – thú chơi tao nhã nhưng cũng vô cùng công phu! Ai từng chơi lan đều hiểu: muốn cây lan khỏe mạnh, ra hoa đẹp, thơm lâu thì không thể thiếu những vật tư chuyên dụng hỗ trợ đúng cách. Nhưng trồng lan cần chuẩn bị những gì? Vật tư nào là bắt buộc, vật tư nào nên có? Cây giống Cần Thơ sẽ liệt kê đầy đủ, chi tiết danh sách vật tư trồng lan chuyên dụng, giúp bà con và người chơi lan có cái nhìn toàn diện hơn.

Giá thể trồng lan – nền tảng đầu tiên cần đúng

Giá thể là nơi bám rễ, hút ẩm và dinh dưỡng – chọn sai sẽ khiến lan dễ úng rễ, thối gốc, mất sức.

Các loại giá thể phổ biến

  • Vỏ thông (loại nhập khẩu hoặc nội địa): Giữ ẩm tốt, thoát nước nhanh, giàu tannin kháng nấm.

  • Than củi hoặc than tổ ong: Hỗ trợ giữ ẩm nhẹ, hút mặn, trung hòa pH.

  • Dớn trắng/dớn mềm Chile: Giữ ẩm cao, thích hợp cho lan cấy mô và lan phi điệp.

  • Xơ dừa xử lý: Cần xử lý chát kỹ trước khi trồng, rẻ tiền và dễ kiếm.

  • Vỏ đậu phộng, vỏ trấu hun: Giá thể tơi xốp, thân thiện môi trường.

Lưu ý khi chọn giá thể

  • Phải sạch mầm bệnh, thoát nước tốt.

  • Trộn hỗn hợp 2–3 loại để tối ưu độ thoáng và giữ ẩm.

  • Không dùng đất – dễ làm thối rễ lan!

Chậu trồng lan – lựa chọn theo giống lan

Chậu lan không chỉ là vật chứa mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của rễ, độ thoát nước và cả thẩm mỹ giàn lan.

Các loại chậu lan phổ biến

  • Chậu đất nung: Mát rễ, thoáng khí, nặng nên ít đổ ngã.

  • Chậu nhựa đen, trắng đục: Nhẹ, giá rẻ, tiện thay chậu.

  • Chậu gỗ, giỏ gỗ: Dành cho lan rừng, lan thân thòng.

  • Giá treo, chậu treo: Với các dòng lan cần đu đưa ánh sáng (hồ điệp, vanda…).

Kích thước chậu

  • Không quá lớn so với cây.

  • Đủ chỗ cho rễ phát triển trong 1–2 năm.

Phân bón và chế phẩm sinh học chuyên dụng cho lan

Muốn lan khỏe, ra hoa đều thì phân bón là yếu tố sống còn. Tuy nhiên, phân cho lan phải đúng loại, đúng liều và đúng thời điểm.

Phân bón chính

  • Phân NPK dạng hòa tan: Tỷ lệ 30-10-10 (giai đoạn phát triển); 20-20-20 (tăng trưởng); 6-30-30 (kích hoa).

  • Phân hữu cơ vi sinh: Humic, Amino acid, rong biển.

  • Phân tan chậm chuyên cho lan: Chôn gốc, tiết dưỡng từ từ.

 Chế phẩm hỗ trợ

  • Chế phẩm nấm Trichoderma: Diệt nấm gây bệnh rễ.

  • Chế phẩm EM gốc: Tăng vij sinh vật có lợi.

  • B1, Atonik: Kích rễ, chống sốc khi thay chậu, cắt tỉa.

Thuốc bảo vệ thực vật – bảo vệ lan khỏi sâu bệnh

Trồng lan mà không chủ động phòng bệnh thì chẳng khác nào thả gà ra rừng. Một cơn nấm tấn công có thể làm cả giò lan bạc triệu tiêu tùng.

Thuốc phòng và trị bệnh

  • Thuốc trị nấm: Ridomil, Antracol, Score, Kasumin.

  • Thuốc trị vi khuẩn: Streptomycin, Kasugamycin.

  • Thuốc trị côn trùng: Confidor, Regent, Brightin.

Lưu ý

  • Pha đúng liều, không phun lúc nắng gắt.

  • Luân phiên thuốc để tránh kháng thuốc.

  • Ưu tiên sản phẩm sinh học, an toàn cho người trồng.

Dụng cụ làm vườn lan – nhỏ mà có võ!

Không thể chăm lan tốt nếu thiếu bộ dụng cụ “chuyên dụng” này đâu ạ.

Các dụng cụ cần thiết

  • Bình phun áp lực: Phun phân, thuốc đều tay.

  • Kéo cắt tỉa chuyên dụng: Sắc bén, không làm dập mô.

  • Dao lam, cưa nhỏ: Dùng khi thay giá thể, xử lý gốc.

  • Găng tay, khẩu trang: Bảo hộ khi xử lý hóa chất.

Vật tư hỗ trợ khác

  • Kẹp định vị lan, móc treo, dây nhôm mềm.

  • Súng bắn nhiệt, quạt thông gió cho vườn lan nhà kính.

Vật tư giàn lan và thiết bị điều khiển môi trường

Khi trồng lan số lượng lớn,  đặc biệt là lan cấy mô hoặc mô hình nhà màng, hệ thống che mát – tưới – chiếu sáng cực kỳ quan trọng.

Vật tư giàn lan

  • Khung sắt, lưới che nắng 50–70%, lưới chống côn trùng.

  • Kệ đặt chậu, giá treo lan bằng inox hoặc gỗ.

  • Tấm nhựa lót sàn, tránh bùn bẩn, tạo độ thoáng.

Hệ thống tưới

  • Tưới phun mưa cục bộ, tưới nhỏ giọt, hẹn giờ tự động.

  • Máy phun sương, tăng ẩm, hạ nhiệt mùa nắng.

Thiết bị kiểm soát môi trường

  • Cảm biến nhiệt độ, độ ẩm.

  • Đèn led tăng sáng cho lan ra hoa theo ý muốn.

Giải đáp thắc mắc thường gặp khi chuẩn bị vật tư trồng lan

1. Có nên dùng đất để trồng lan không?
Không nên ạ. Đất giữ nước guá lâu, dễ gây ngập úng – mà lan thì cực kỳ nhạy cảm với tình trạng ngộp rễ. Một khi rễ bị úng, thối là coi như cây lan suy kiệt, khó phục hồi. Ai mới chơi lan mà dùng đất là dính đòn ngay!

2. Người mới bắt đầu, nên chọn giá thể nào cho dễ trồng nhất?
Tốt nhất là dùng vỏ thông trộn với một ít than củi và dớn mềm. Hỗn hợp này vừa thoáng khí, vừa giữ ẩm vừa phải – ít bị nấm, không quá cầu kỳ trong chăm sóc. Nhẹ công mà hiệu quả – ai mới chơi lan cũng mê công thức này!

3. Bao lâu nên thay giá thể và chậu cho lan?
Trung bình khoảng 1,5 – 2 năm, hoặc khi thấy giá thể mục nát, nén chặt, rễ lan bị bó cứng trong chậu thì cần thay ngay. Chậm tay là rễ “nghẹt thở”, lan yếu, hoa nhỏ ngay! Cứ kiểm tra định kỳ mỗi năm là chắc ăn.

4. Loại phân nào giúp kích hoa lan mạnh nhất?
Các dòng NPK có hàm lượng lân và kali cao như 6-30-30 hoặc 10-30-20, dùng trước thời điểm ra hoa khoảng 3–4 tuần. Có thể kết hợp thêm Atonik hoặc chế phẩm trung – vi lượng sinh học để kích thích nụ ra đồng loạt, hoa bền màu và lâu tàn hơn. Bí quyết nhà nghề là đây nhé bà con mình ơi!

5. Có nên dùng phân chuồng ủ hoai cho lan không?
Không khuyến khích đbâu ạ, đặc biệt nếu trồng lan trong chậu. Phân chuồng dù đã ủ vẫn có nguy cơ chứa nấm, vi khuẩn, lại khó kiểm soát độ ẩm – rất dễ làm thối rễ. Trồng lan mà bà con xài ẩu là cây đi nhanh lắm à nghen! Nếu muốn dùng hữu cơ, hãy ưu tiên phân vi sinh hoặc humic cho an toàn.

Quý Khách hàng vui lòng liên hệ Cây giống Cần Thơ qua các kênh sau để được đội ngũ kỹ sư hỗ trợ nhanh chóng và chu đáo:

- Địa chỉ: 352C, đường 30/4, P.Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

- Website: https://caygiongcantho.vn/

- Hotline: 0901 087 973

- Zalo: 0889 008 222

Viết bình luận của bạn
zalo