HIỆN TƯỢNG XƠ ĐEN TRÊN MÍT THÁI SIÊU SỚM

CTY XUÂN NÔNG
Chủ Nhật, 26/12/2021

Những năm gần đây, ngoài nguồn thu từ những cây ăn trái quen thuộc như sầu riêng, bưởi da xanh, vú sữa, chôm chôm, măng cụt,… thì cây mít Thái siêu sớm dần được nhiều bà con trồng thay thế các loại cây trồng khác bởi đặc tính dễ trồng bởi nhiều ưu điểm:

- Thời gian cho trái của cây mít ngắn

- Cây chịu hạn tốt, dễ thích nghi, có thể sinh trưởng ở những vùng đất nghèo dinh dưỡng

- Chi phí đầu tư nhẹ nhưng năng suất và chất lượng vượt trội.

- Việc thu hoạch và buôn bán cũng dễ dàng hơn do có nhiều thương lái vào thu mua tận vườn.

- Bên cạnh việc thu lợi nhuận từ trái, bà con nông dân còn có thêm nguồn thu từ bán cây giống.

Giống mít Thái siêu sớm không những vượt trội về năng suất, chất lượng ngon mà còn mang tính thích nghi rộng, có thể sinh trưởng ở những vùng đất nghèo dinh dưỡng hoặc điều kiện khí hậu khắc nghiệt (trừ đất ngập úng, quá phèn hay quá mặn). Với đặt tính dễ trồng, nhẹ chi phí đầu tư nên diện tích mít Thái siêu sớm ngày càng tăng.

Tuy nhiên trên cây mít Thái siêu sớm lại có một chứng bệnh gây thiệt hại về năng suất, chất lượng mít khiến nhà vườn đau đầu trong suốt thời gian qua. Đó là hiện tượng xơ đen. Hiện tượng xơ đen rất phổ biến trên cây mít Thái siêu sớm. Hiện tượng xơ đen làm cho trái méo mó, làm giảm chất lượng và độ ngọt trái làm thiệt hại nặng nề cho các nhà vườn.

Hiện tượng xơ đen rất phổ biến trên cây mít siêu sớm. Hiện tượng xơ đen làm cho trái méo mó, làm giảm chất lượng và độ ngọt trái làm thiệt hại nặng nề cho các nhà vườn. Hiện tương xơ đen ở mít thường xuất hiện vào màu mưa, mùa khô tương đối ít. Mít ra hoa vào tháng 5 âm lịch trở đi thì có hiện tượng xơ đen.

Một nghiên cứu của PGs. Ts. Lê Văn Bé, trường Đại Học Cần Thơ đưa ra cách khắc phục hiện tượng xơ đen (chỉ dùng trong nghiên cứu và xác định tác nhân):

  • Sử dụng ly nhựa bao quanh hoa cái lúc chưa nhận phấn cho thấy giảm hiện tượng xơ đen 1 cách đáng kể, chỉ 12% trái bị bệnh xơ đen. Ngược lại nghiệm thức đối chứng có đến 69% trái bị xơ đen. Tuy nhiên, các trái được bao quanh bằng ly nhựa thì méo mó do không được thụ phấn, thụ tinh.
  • Sử dụng miếng nylon làm mái che nước mưa lúc hoa cái chưa nhận phấn cho thấy có 13% trái bị xơ đen và nghiệm thức đối chứng là 66%. Các trái được che nước mưa thì tròn đều, hình dạng trái đẹp do được thụ phấn, thụ tinh hoàn toàn.

Bệnh xơ đen do vi khuẩn Pantoea Stewartii gây ra, nên khi đã xác định tác nhân gây bệnh rồi, hãy tránh những khuyến cáo phòng trị không đúng. Ví dụ, bón vôi, bón phân hữu cơ vào đất là rất tốt trong canh tác, nhưng, nó chẳng có tương quan nào với bệnh xơ đen do vi khuẩn gây ra. Nếu ai đó khuyến cáo hãy dùng vôi, dùng phân hữu cơ để khống chế bệnh xơ đen trên mít, quả là tắc trách và tai hại cho người trồng.

Biểu hiện – triệu chứng

- Bên ngoài: biểu hiện bên ngoài trái không có gì khác biệt so với trái bình thường, tuy nhiên bên trong cuống trái xuất hiện màu nâu chạy dọc theo các mạch dẫn trong cuống.

- Bên trong:

- Cùi trái, khi bị đen xơ cũng xuất hiện các đốm nâu nhạt khi bị nhẹ và các đốm nâu sẽ lan rộng, sần sùi khi bị nặng.

- Xơ: xơ bị đen, trên bề mặt xơ xuất hiện những đốm có màu từ nâu tới nâu đen, các đốm này có hình dạng và kích thước khác nhau, dùng tay chạm vào có cảm giác nhám, sần sùi.

- Khi bị nặng: khi bị nặng  các xơ và múi gần nhau sẽ bị dính lại, các đốm đen này lan rộng, sần sùi, rõ rệt trên bề mặt múi làm mất giá trị của trái mít.

- Chất lượng múi, mùi vị: các múi có màu sắc và mùi vị tương tự những múi bình thường.

Hiện tượng này xảy ra nhiều ở cây tơ hơn là những cây trưởng thành, những trái gần mặt đất cũng bị nhiều hơn những trái trên cao.

Vài biện pháp được đề nghị phòng bệnh xơ đen trên mít Thái:

  • Thời vụ: Do vi khuẩn phát triển mạnh trong những tháng mưa nhiều của tháng 7, 8, 9 và tháng 10 hàng năm, nên hạn chế lấy trái trong những tháng nầy.
  • Tỉa bỏ các cành tăm (cành nhện) khi xử lý ra hoa cũng làm cây thông thoáng, sẽ làm giảm bớt áp lực bệnh.
  • Phun thuốc phòng trị vi khuẩn vào toàn cây đặc biệt vào cuống và mầu trái. Thuốc phải phun ít nhất 3 lần vào các thời điểm : có cựa gà, trước và sau khi ra trái. 
  • Tuyển lựa trái : Trên cây mít có rất nhiều trái, nên việc lựa chọn 1 hay 5 -7 trái mít để giữ lại cũng không quá khó. Hãy chọn những trái mít có dạng hình trụ thay vì tròn, gai đều, trái không méo, móp. Chọn cuống trái mập, tròn chứ khôn chọn cuống dị dạng, hơi dẹp. Cũng không chọn màu cuống xanh sậm…

Liên hệ: 0901 087 973 hoặc 0889 008 222

CTY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP XUÂN NÔNG

352C Đường 30/4, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, Tp.Cần Thơ

Cửa hàng caygiongcantho.vn: 21/5, đường Nguyễn Văn Linh, KV1, phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng, TP Cần Thơ (gần cầu Hưng Lợi)

Xưởng Cơ khí nhà lưới Xuân Nông: cầu Rạch Súc, Quốc lộ 91B, KV Bình Phó A, phường Long Tuyền, quận Bình Thuỷ, TP Cần Thơ

Viết bình luận của bạn
zalo