KỸ THUẬT CHĂM SÓC SẦU RIÊNG GIAI ĐOẠN RA HOA MẮT CUA
CTY XUÂN NÔNG
Thứ Năm,
17/02/2022
Cây sầu riêng là loại cây ăn trái có thời gian từ khi trồng đến khi ra hoa đậu quả rất dài, cho nên khi cây ra hoa chúng ta cần phải hiểu biết và chăm óc đúng cách để đạt một mùa vụ năng suất cao, đền đáp công sức và nổ lực của người nông dân
Chế độ nước tưới
Để cây ra bông thì việc siết nước (hãm nước) tạo điều kiện khô hạn là điều cần thiết. Việc ngưng tưới nước ở khu vực Miền Đông – Tây Nguyên, hay ngưng tưới nước kết hợp siết cạn nước trong mương ở khu vực Miền Tây sẽ kéo dài trong suốt thời gian từ khi xử lý mầm hoa đến khi mắt cua ra hoàn chỉnh. Với khu vực miền Tây thì quý bà con tháo nước, siết nước và thường xuyên theo sát quá trình này.
Quá trình siết nước để cây ra bông là cần thiết, tuy nhiên, sau khi cây ra mắt cua hoàn chỉnh ( mắt cua sáng hoàn toàn ) thì cây cần nước để tiếp tục sống, phát triển và nuôi bông. Lúc này, bà con nhà vườn cần cung cấp nước cho cây và bắt đầu tưới lại khi mắt cua ra dài 2-3 cm. Để kéo bông quý bà con liên hệ kỹ thuật để hộ trợ hướng dẫn sản phẩm kéo bông hiệu quà cho quá trình này đạt nhất.
**Cách tưới: khi bắt đầu tưới lại chỉ tưới sương nhẹ mặt đất, sau đó qua mỗi lần tưới tăng dần lượng nước thêm một ít. 1-2 ngày tưới 1 lần ( tuỳ điều kiện từng vùng )
Dinh dưỡng
Trong suốt thời gian xử lý cho cây ra mắt cua, cây bị siết nước nên rất yếu, bà con không nên làm tổn thương cây giai đoạn này, bởi tinh hoa đang dồn hết cho việc ra mắc cua – ra hoa, vì vậy sau khi nhấp nước xong cần bón phân lại ngay để cung cấp dinh dưỡng nuôi cây khỏe, mắt cua ra đều, to, mập.
Các loại phân cần bón: ưu tiên hữu cơ để cung cấp dưỡng chất yếu tố trung lượng và vi lượng cho cây trồng phát triển nuôi hoa, sau đó quý bà con sung các loại phân NPK ba số ( 15-15-15, 16-16-16, 17-17-17…) với tỷ lệ thấp, và có thể phun phân bón lá bổ sung . Bộ sản phẩm này của Quả Cầu Lửa sẽ góp phần giai đoạn này hiệu quả.
**Lưu ý: Nên cho cây ra đọt, tạo thêm cơi lá mới giúp cây khỏe nuôi bông – trái sau này tốt hơn
Phun ngừa sâu - bệnh
Giai đoạn cây đang ra mắt cua (mắt cua vẫn chưa sáng rõ) cực kì nhạy cảm, do đó tuyệt đối bà con nhà vườn không phun xịt thuốc trong giai đoạn này. Việc phun ngừa bệnh chỉ tiến hành trước khi làm bông và sau khi mắt cua đã ra hoàn toàn.
Nên phun thuốc ĐẶC TRỊ nấm thán thư toàn cây (lá, thân, cành, gốc) trước khi tiến hành làm bông, Phun kỹ và ướt đều mặt dưới của cành, ngách thân, vì đây là những nơi lưu tồn ẩn chứa mầm bệnh, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển, tấn công lên bông.
Thời kì sau khi cây nhú mắt cua cây rất suy (phải rút cạn sinh lực để ra hoa) nên rất dễ bị nấm xì mũ tấn công. Cần kiểm tra vườn thường xuyên để phát hiện và xử lý kịp thời ( xem bài kiểm tra và xử lý xì mủ )
Tỉa bông sầu riêng
Bà con nhà vườn hay có suy nghĩ cũ kỷ là để bông càng nhiều càng tốt, để đậu được bông nào thì đậu hoặc nghĩ càng nhiều bông thì càng đậu nhiều trái mà vô hình chung sẽ làm giảm năng suất bông đậu và trái không to đêu sau này.
Bà con nên biết rằng một cây dù ra bao nhiêu bông đi nữa nhưng cũng chỉ mang được tối đa 200 trái-300 trái, ( những cây lâu năm, khỏe), còn bình quân thì cây cho 80-150 trái. Thay vì để nhiều bông, cây không cung cấp đủ dinh dưỡng nên bông nào cũng nhỏ, ốm, thiếu dinh dưỡng và dẫn đến tự rụng. Vậy tại sao chúng ta lại không tỉa bông ngay từ đầu chừa lại số lượng bông phù hợp ở vị trí thích hợp để bông nào cũng mập khỏe chắc đậu bông đó mà không lo bị rụng.
Cây sầu riêng có khả năng cho rất nhiều hoa trên cùng một cành, số lượng chùm hoa lớn nên cũng có khả năng đậu trái cao. Chính vì vậy bà con cũng có thể tự chủ động tỉa hoa để giữ nhưng chùm có khả năng đậu quả tốt nhất ở vị trí thích hợp để nuôi quả.
Do đó trong giai đoạn này bà con nhà vườn chúng ta mạnh dạn tỉa bông (trước khi xổ nhụy) và sẽ qua 3 lần tỉa bông. Cách tỉa bông sầu riêng quý bà con cần lưu ý:
• Bà con nhà vườn nên chọn lựa những khóm hoa ở vị trí xa nhau để nuôi, tránh cạnh tranh dinh dưỡng trên cùng một chùm quả.
• Trên một chùm hoa sầu riêng cũng có khả năng đậu quả nhiều nên bà con cũng nên chủ động tỉa bớt những chùm có trái mọc quá nhiều, những chùm quả chen chúc sẽ khiến quả bị méo mó, quả không đạt kích thước tối đa và cũng dễ dàng bị lây nhiễm bệnh hơn.
• Số lượng trái được giữ ở trên cây còn tùy thuộc vào khả năng sinh trưởng và đường kính của tán. Những cây có bộ tán ổn định thương từ 8 đến 10 m thì có thể nuôi khoảng từ 80 đến 100 trái.
• Những trái quyết định nuôi cần ở vị trí tốt, quả không bị méo mó, sâu bệnh và vị trí của các quả nằm cách xa nhau. Bà con có thể tiến hành tỉa trái thành ba đợt như sau:
Cách tỉa bông sầu riêng
Tỉa trái lần 1: Sau khi hoa nở được 3 đến 4 tuần bà con tiến hành tỉa bỏ bớt những trái dày nằm cùng 1 chùm, chỉ nên để một chùm khoảng 2 trái. Những càn méo mó và sâu bệnh loại bỏ trước.
Tỉa trái lần 2: Sau khi cây đậu trái khoảng 8 tuần, tỉa bỏ những quả yếu và kém phát triển, những quả nhỏ hơn nên tỉa bỏ bớt.
Tỉa trái lần 3: Sau khi cây đậu trái khoảng 10 tuần bà con tiến hành loại bỏ những quả bị sâu bệnh và quả dị dạng để cây tập trung dinh dưỡng nuôi quả tốt hơn, tránh cạnh tranh dinh dưỡng khiến chất lượng quả không đạt.
Sau mỗi lần tỉa trái bà con cần chủ động tưới nước và bón phân hợp lý để tăng khả năng phát triển của trái, tăng kích thước trái để đạt được năng suất tốt nhất.
CTY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP XUÂN NÔNG
Địa chỉ: 21/5 Đường Võ Nguyên Giáp, Khu Vực 1, P. Hưng Thạnh, Q. Cái Răng, TP. Cần Thơ (gần chân cầu Hưng Lợi)
Địa chỉ: 352C, đường 30/4, P.Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Số điện thoại: 0763800763
Email: caygiongcantho.vn@gmail.com