KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CÂY XOÀI

CTY XUÂN NÔNG
Thứ Hai, 17/01/2022

Chọn giống cây để nhân

Khâu đầu tiên là chọn giống nào để nhân, hay là chọn cây mẹ ưu tú (cây đầu dòng). Thường dùng phương pháp nhân vô tính để nhân cây đầu dòng. Có thể tham khảo các chỉ tiêu chung về cây ăn trái lâu năm đầu dòng sau đây:

- Giống cây thấp để khoảng cách trồng giữa các cây gần nhau hơn, giúp cho việc chăm sóc và thu hoạch dễ dàng;

- Giống có quả hàng năm (không có hiện tượng ra quả cách niên);

- Gióng kháng sâu bệnh tốt;

- Hương vị đặc trưng và hấp dẫn, không ngọt quá, cũng không nhạt qúa, khi chế biến đồ hộp thuận tiện;

- Vỏ quả phải tương đối dầy, chịu được vận chuyển, bảo quản được lâu.. 29 Tất nhiên, khó chọn được những giống hội đủ các tiêu chuẩn cần, nên trong quá trình chọn nhiều khi phải linh hoạt.

Chọn cành ghép, mắt ghép

Những giống đa phôi như xoài Bưỏi thì nhân bằng hạt, còn đại đa số các giống phải nhân vô tính để giữ được đặc tính tốt của cây mẹ mà không bị phân ly. Xoài là loài cây khó ra rễ, nên việc cắm cành và chiết rất khó có kết quả.

Nhân giống công nghiệp hay công nghệ nhân gióng xoài theo phương pháp ghép bao gồm những khâu không mấy phức tạp lại dễ thành công, cần chọn đúng cây đầu dòng có đặc tính mong muốn để lấy bo ghép, lấy cành ghép hay lấy mắt ghép. Đã có không ít trường hợp mua giống trôi nổi ngoài thị trường để trồng, 5 - 6 năm sau ra trái mới biết khi ữồng là giống Cát Hòa Lộc sau này lại thành giống khác mà dân làm vườn miền Tây xót xa tiếu lâm là "Cốc Hòa Lạc", vì cho chất lượng và sản lượng kém, muốn phá bỏ nhanh. Mà hiện nay lại chưa có "bảo hiểm cây con đúng giống".

Cây mẹ cung cấp cành ghép là cây non, chưa ra hoa quả càng tốt. Trên cây mẹ lấy cành ghép khi vừa ngừng một đợt ra lộc, từ lá xanh non chuyển sang màu xanh thẫm, gọi là lá chín.

Chọn gốc ghép

Gốc ghép có ảnh hưỏng sâu sắc đến chất lượng, năng suất, tính chóng chịu, và cả hình dạng cây, cây cao hay thấp. Sức chóng chịu của xoài Bưổi tót, phát triển mạnh, lại đa phôi, nên là góc ghép tốt cho xoài Cát Hòa Lộc và các giống đặc sản khác. Gốc ghép cần phải đồng đều, vì khi cành ghép đồng đều rồi mà gốc ghép không đồng đều thi vườn xoài cũng khó đồng đều. Nếu lấy hạt của những giống đơn phôi ương trồng làm gốc ghép thì kết quả của tạp giao làm cho góc ghép cũng không đồng đều. Do vậy, nên dùng một gióng đa phôi làm gốc ghép. Một só gióng xoài có thể làm góc ghép tốt ỏ các vùng là:

- Vùng Nam bộ: xoài Bưởi;

- Các tỉnh Duyên hải miền Trung: xoài Xẽ, xoài Cơm;

- Các tỉnh miền Bắc: xoài Mắc chai, xoài Hòn, Muỗm, xoài Rừng.

Tất nhiên, cần phải lấy hạt chắc mẩy ươm cây làm góc ghép từ cây sạch bệnh, sung sức. Nếu cần tưổi qua một đợt urê nhẹ, khoảng 0,5%, vào khoảng 10 ngày trưỏc khi ghép. Gốc ghép vói giống cây làm cành ghép hợp thành một tổ hợp ưu tú. Khi gốc ghép được 6-10 tháng tuổi có thể đem ghép, lúc đó đưòng kính gốc ghép khoảng lcm, cây đã ra được hai đợt lá, đợt lá thứ hai xanh là đem đi ghép được.

Điều kiện để tăng tỷ lệ ghép thành công

1) Cành ghép và gốc ghép đang ỏ tình trạng sung sức, đang lên nhựa, nẩy chồi, bắt đầu một đợt sinh trưỏng mới. Nếu ghép mắt, cành ghép không lên nhựa thì khó và nhiều khi không bóc được mảnh vỏ có mắt ghép. Ớ đồng bằng sông cửu Long ghép vào đầu mùa mưa, khoảng từ tháng 5 đến tháng 7 cây ghép dễ sống nhất. Đe tăng sự lưu thông nhựa nhằm tăng tỷ lệ mắt ghép sống, cần tưới nước và bón phân đạm cho cả gốc ghép và cây cho cành ghép.

2) Cành ghép và gốc ghép phải non hay tương đối non cây ghép mổi dễ sống, cần chuẩn bị gốc ghép có từ 6 đến 24 tháng tuổi. Cành ghép cũng phải là cành non, 6 đến 12 tháng tuổi, lấy ỏ cây còn trẻ, còn gọi là cành bánh tẻ, chưa ra hoa kết trái càng tốt.

3) "Tầng sinh gỗ" (mô phân sinh) của cành ghép phải tiếp xúc đều và chặt với tầng sinh gỗ của gốc ghép, đây là điều kiện cơ bản nhất để ghép thành công. Do đó, khi ghép không được để dây bụi bẩn, phải buộc chặt, che chắn tốt, không cho không khí và nước mưa ngấm vào làm chết mắt ghép. Tầng sinh gỗ là lớp tế bào non, trong và hơi nhơn nhớt. Khi bóc vỏ góc ghép cũng như cành ghép non, một phần của tầng sinh gồ còn lại trên gỗ, một phần dính theo vỏ. Hai lớp tế bào này tiếp xúc với nhau tót thì mổi thuận lợi cho hình thành những mô tiếp hợp. Nhựa sóng từ góc ghép lên cành ghép và ngược lại từ cành ghép xuống góc ghép.

Tất nhiên, chỉ ghép được những cây có huyết thống gần nhau. Như cam Sành chỉ ghép được vối cam Mật; cam chỉ ghép được vói bưỏi; hay xoài Cát Hòa Lộc chỉ ghép được với xoài Bưởi; xoài chỉ ghép được vói đào lộn hột...

Các phương pháp ghép

Cũng như đối với nhiều cây ăn quả lâu năm khác, có khá nhiều cách ghép được áp dụng cho cây xoài ở trong cũng như ngoài nước.

• Ghép áp:

Thường được áp dụng ở Ấn Độ.

Ở Việt Nam cũng có một số nơi áp dụng phương pháp này nhưng không nhiều, vì với xoài dễ dàng làm theo cách khác đơn giản hơn.

Gốc ghép cho phương pháp ghép áp được trồng bằng cách gieo hạt, ương trong bầu hoặc ương trên luống. Nếu ương trên luống thi khi đem đến cây mẹ để ghép áp phải ra bầu. Có người cẩn thận đánh cây giống lên, trồng đi trồng lại vài lần, cắt bớt rễ cọc cho rễ cám ra nhiều, làm như vậy khi trồng sẽ dễ sống. Cành ghép lấy ỏ cây ưu tú còn non. Khoảng một vài tuần trưốc khi lấy cành ghép đem đi ghép, nên cắt lá đến tận cuống để kích thích đâm chồi.

Cành cây mẹ được uốn cong cho bật ra một số cành. Dùng cành này làm cành ghép áp với gốc ghép đã chuẩn bị như trên. Gốc ghép thường được đôn cao, kê kích hay treo gần cành ghép.

Cách ghép: Trên cả cành ghép và gốc ghép cắt lẹm vào vỏ lấy đi một ít gỗ dài 6 - 7,5cm. ớ góc ghép, vết cắt cách mặt đất khoảng 20 - 22cm. Rồi buộc áp nhau.

A. Gốc ghép; B. Cành ghép; C. Chỗ rời nhau sau khi đã tiếp hợp

Phương pháp này có ưu điểm là dễ sống vì cành ghép và gốc ghép đều còn đủ lá lẫn rễ. Ghép áp có thể được thực hiện khi gốc ghép còn non hơn, độ 6 - 8 tháng tuổi. Nhược điểm của phương pháp là khi cây đã sống phải cắt bỏ 2 lần; cắt cành của gốc ghép và cắt góc của cành ghép; buộc hai cây vào nhau cho phần cắt vạt ở 2 thân cây khớp nhau khó kín, nước dễ ngấm vào.

• Ghép nêm

Sau khi buộc bầu cành ghép lên gần góc ghép thì cắt vạt gốc ghép thành hình cái nêm. Trên cành ghép cắt xiên từ dưới lên, không quá sâu, chỉ gần đến đường tâm cành ghép, nhét luồn gốc ghép đã vạt nhọn thành cái nêm vào vết cắt ỏ cành ghép rồi buộc chặt.

     

A. Gốc ghép; B. Cành ghép; C. Đặt cành ghép vào gốc ghép; D. Buộc dây poli để cố định

1. Vết xẻ đôi ở gốc ghép dài khoảng 4cm; 2. Nêm dài khoảng 4cm; 3. Đinh tre để cố định

Ưu điểm của phương pháp này là buộc được chặt nơi ghép, nơi ghép không bị lung lay, nước mưa khó lọt vào. Khi cây ghép sóng, chỉ cần cắt ở phía chân cành ghép. Tỷ lệ sống cao vì gốc ghép giữ được bộ rễ. Phương pháp này được áp dụng với nhiều loại cây như xoài, ổi, táo gai, khế, nhãn, mãng cầu, sầu riêng, bơ..

Có thể ghép nêm bằng cách khác đó là 'ghép chẻ trên cây, cành lớn.

Cưa ngang gốc ghép, chẻ đôi góc ghép rồi nhét nêm cành ghép vào, buộc chặt. Đường kính của gốc ghép có thể lớn hơn cành ghép, có thể ghép vài cành ghép vào 2 bên vết chẻ. Cũng có thể lấy dao rạch vỏ dọc từ mặt cưa gốc ghép xuống dưới, nêm 2 - 3 cành ghép một lúc vào các vị trí khác nhau và cách đều nhau.

Ngoài những ưu điểm kể trên ghép nêm cành còn có một số lợi ích, đó là: Trồng gốc ghép ỏ nơi đã được định vị trong vườn, đem cành nêm đến ghép tại chỗ, quả ra sớm hơn một vài năm do gốc ghép không mất sức khi chuyển đi chuyển lại; Trẻ hóa vườn xoài già quá 20 tuổi, đốn thấp xuống khoảng 1 - l,5m, đợi vài ba cành vọt lên rồi tiến hành ghép nêm.

• Ghép mắt

Là phương pháp được áp dụng phổ biến trong ghép xoài, cũng như ghép cam lên gốc bưỏi hay lên gốc loài cam khác có sức chống chịu tốt và ghép một số loài cây khác. Có người còn gọi ghép mắt là ghép cửa sổ vì phải cắt mỏ "cửa sổ" ỏ gốc ghép để nhét mảnh vỏ có mắt ghép vào.

Cụ thể làm như sau:

1) Trên gốc ghép khoảng 18 đến 20 tháng tuổi, cách mặt đất khoảng 22 - 23cm, dùng dao ghép cắt ngang góc đến thân gỗ, vết cắt rộng 2cm, cắt xẻ dọc hai bên dài 3 - 4cm, bóc vỏ cẩn thận không để bị bẩn. Chiều rộng chỉ cắt 1 bên, còn để 1 bên dính vỏ vào góc ghép.

2) Liền ngay sau đấy, cắt một mảnh vỏ có mắt ổ cành ghép có chiều rộng X dài tương ứng 2cm X 3 - 4cm.

3) Cẩn thận lấy miếng vỏ cây có mắt ghép, cầm 2 bên mảnh vỏ cho khỏi bẩn, nhanh chóng đưa mảnh vỏ có mắt ghép nhét vào cửa sổ ỏ" góc ghép, sao cho mắt ghép hưổng về phía trên để khi nhú mầm ra cành hướng lên trên.

Phía trong vỏ cây có mắt ghép và cạnh vỏ cây phải áp sát thân cây và vỏ cây góc ghép để cho tầng sinh gỗ của gốc ghép và cành ghép tiếp xúc vđi nhau càng nhiều càng tót. Những thao tác trên phải làm nhanh, chính xác, vì nếu không nhựa cây mất nưdc khó liền mắt ghép vào gốc ghép.

Có kinh nghiệm cửa sổ gốc ghép nên để mảnh vỏ dính vào cây ở phía trên để khi gặp mưa ngăn được nước ngấm vào tốt hơn. Dùng dây mềm quấn chặt từ chỗ vỏ cây dính góc ghép xuống dần quá chỗ ghép một chút, quấn liền nhau, buộc chặt. Có thể dùng 1 lá cây buộc vào trên mắt vừa ghép để che mua và giữ mắt ghép được mát.

4) Sau độ 10 ngày, cỏi mổ dây buộc, thấy mảnh vỏ có mắt ghép còn tươi là có nhiều khả năng thành công.

5) Khi thấy mắt ghép hơi nhú mầm thì cắt ngọn, thấy nhú mầm dài dài, đâm cành thì cắt ngọn gốc ghép sát chỗ ghép cho cành ghép phát triển mạnh. Nêu thấy mắt ghép khô teo đi thì không cắt sát mắt ghép nữa mà phải tiến hành ghép lại.

Những người ghép quen, ghép cẩn thận thì khả năng thành công tới 80 - 90%. Để tỷ lệ thành công cao, gốc ghép không được quá non hoặc quá già; trước khi cắt cành lấy mắt ghép ở cây mẹ khoảng 1 0 ngày nên kích thích mắt bằng cách cắt hết lá tối cuống.

Chú ý: Chỗ ghép phải cách mặt đất từ 22 - 23cm, cao hơn hay thấp hơn đều không tốt. Chỗ cành ghép tiếp xúc vối gốc ghép phải sạch, tiếp xúc phải hoàn chỉnh, hay tất cả mọi chỗ đều phải được tiếp xúc. Cành ghép phải to, thẳng, lóng ngắn và tuyệt đối không vàng héo, không có vết sâu bệnh.

Phương pháp ghép cửa sổ này thường được áp dụng cho nhiều cây như như xoài, sầu riêng, vú sữa, chôm chôm, vải, nhãn... và cho một số cây dễ bóc vỏ như táo gai, na...

Cách nhân giống xoài đa phôi từ hạt

Nhân gióng xoài đa phôi từ hạt như xoài Bưỏi để trồng lấy trái mà không phải qua khâu chiết ghép; hoặc có thể trồng làm góc ghép để nhân các giống xoài khác như Cát Hòa Lộc... Ươm hạt xoài Bưởi lấy mầm vô tính ương làm gốc ghép có hai lợi thế: sức chóng chịu và khả năng phát triển tót và độ đồng đều cao.

Xoài Bưỏi cũng như những giống thuộc loại đa phôi, nhân giống bằng hạt vẫn giữ được đặc tính của cây mẹ miễn là bỏ đi mầm hữu tính - là mầm thường èo ọt, chỉ lấy mầm vô tính mập khỏe. Nhân gióng bằng hạt giá thành giảm 1/2 đến 1/3 so với các phương pháp khác, lại dễ làm, không đòi hỏi tay nghề cao. Phương pháp nhân giống xoài đa phôi từ hạt bao gồm những công việc lần lượt như sau:

1) Hạt xoài ngay sau khi dùng hét thịt, không để khô, đẽo bỏ vỏ cứng bên ngoài;

2) Ươm trên luống đất nhiều mùn, tơi xốp, đặt hạt thành hàng cho dễ chăm sóc. Đặt lưng hạt lên trên, bụng có vết sẹo xuống dưổi để thuận tiện cho rễ đâm xuống dưói, mầm mọc lên trên. Tưới nước giữ ẩm liên tục;

3) Khi cây xoài con vừa mọc từ hạt, hay chậm nhất là ra được vài ba lá xanh, cao khoảng 10 - 15cm đưa vào bầu nhỏ, hay túi Polyetilen (PE) nhỏ, kích cỡ khoảng 8 X 15cm, mỏng khoảng 0,03 mm để dễ cắt bỏ khi đặt vào bầu lổn loại bỏ bầu nhỏ. Có thể để bầu dưới bóng cây, ỏ góc sân, dưới mái hiên, trên nền đất nện phẳng, thoát nước. Nguyên liệu làm bầu gồm: Đất đập nhỏ trộn với rơm rạ mục, tro, trấu bổi cho tơi xốp nhằm giúp rễ cây con phát triển thuận lợi.

4) Đem bầu nhỏ (khi cây con được khoảng bốn tháng tuổi) đặt vào bịch màu đen chắc và lổn hơn, gỡ bỏ bao nilon, chăm sóc cho cây cao khoảng 30 - 50cm thì đem đi trồng, lúc này cây xoài được khoảng 6 - 7 lá. Đối với cây ghép cần để cây cao hơn, để nơi dưỡng cây con lâu hơn, khóảng 6 tháng đến 1 năm thì sau này đem trồng sẽ cho tỷ lệ sống cao. Bịch chứa đất mùn cho cây con từ 3 - 5 tháng tuổi có kích thước khoảng 18 X 25cm, chiều dầy khoảng 0. 04mm; số lỗ mỗi bịch khoảng 20 lỗ, khối lượng tính cả đất khoảng 2,5 - 2,7kg/bịch. Nếu để cây con giống nhiều tháng tuổi hơn bịch phải to hơn, dầy hơn và nhiều lỗ hơn, chẳng hạn như cây giống để trên 6 tháng tuổi cần được trồng vào bịch có kích cỡ 40 X 25cm, dầy 0,064mm, có 50 lỗ trên mỗi túi, màu đen, khói lượng bầu tính cả đất khoảng 9kg.

 

CTY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP XUÂN NÔNG

Địa chỉ: 21/5 Đường Võ Nguyên Giáp, Khu Vực 1, P. Hưng Thạnh, Q. Cái Răng, TP. Cần Thơ (gần chân cầu Hưng Lợi)

Địa chỉ: 352C, đường 30/4, P.Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Số điện thoại: 0763800763

Email: caygiongcantho.vn@gmail.com

Viết bình luận của bạn
zalo