KỸ THUẬT TRỒNG CÀ CHUA

CTY XUÂN NÔNG
Thứ Năm, 03/03/2022

Kỹ thuật trồng

Luân canh

Thực hiện chế độ luân canh họp lý, không trồng cà chua trên đất mà cây trồng trước thuộc họ cà đặc biệt là cây khoai tây. Luân canh cà chua tốt nhất vói cây trồng trước là lúa nước hoặc luân canh với cây rau.

Thời vụ

Cây cà chua có thể sinh trưởng, phát triển tốt trong vụ Đông ở vùng đồng bằng, trung du Bắc Bộ, các tỉnh Bắc Trung Bộ.

Ở các tình miền núi phía Bắc có thể gieo trồng từ tháng 9, tháng 10, kết thúc thời vụ trước tháng 12.

Ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và vùng trung du Bắc Bộ: Vụ sớm nhất gieo vào cuối tháng 6. Vụ sớm gieo vào tháng 7-8. Gieo trồng trong vụ sớm phải làm luống cao, tiêu nước tốt, che cho vườn ươm. Đặc biệt lưu ý trồng giống chịu nóng ẩm như giống MV1.

Chính vụ gieo vào tháng 9 trung tuần tháng 10, thu hoạch vào tháng 1-2. Vụ này có năng suất cao nên gọi là vụ thuận.

Thời vụ cà chua Xuân - Hè gieo giữa tháng 1, trồng cuối tháng 2 đầu tháng 3, thu hoạch cuối tháng 5 đến 16 tháng 6, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng vào những ngày nắng nóng. Mùa mưa gieo tháng 5-6, thu hoạch tháng 8-9. Đây là vụ nghịch cà chua.

Đất trồng

Chuẩn bị đất trồng

* Chọn đất: Cà chua chịu úng kém nên chọn đất cao ráo, dễ thoát nước.

- Trên đất cũ (đất chuyên rau, đã trồng rau vụ trước); Chú ý ít nhất 1 - 2 vụ trước không trồng các cây nhóm cà (ớt, cà tím, cà pháo, thuốc lá). Bởi vì các cây này cùng chung họ hàng nên có cùng tác nhân gây hại (bệnh héo xanh trên cà chua, ớt) và chứng có sẵn trong đất dễ dàng gây hại cây con.

- Trên đất mới (mới lên liếp trồng); Trồng cà dễ thành công hon, bởi vì đất được ngập nước trong thòi gian trồng lúa nên một số mầm bệnh ở trong đất bị tiêu diệt.

* Lên liếp:

- Liếp đôi: mặt liếp rộng 1,0 - l,3m, cao 20cm, trồng 2 hàng, lối đi 0,5m, khoảng cách cây 0,5m, mật độ 2.500 cây/1000m^2, phù họp trồng trong mùa nắng và loại hình sinh trưởng thấp cây cà chua F1 giống 607.

- Liếp đơn: Mặt liếp rộng 0,6m, cao 0,3 - 0,4cm, trồng 1 hàng, lối đi 0,6m, khoảng cách cây 0,5m, mật độ 1.600 cây/1000m^. Thích hợp trồng mùa hoặc loại cây cao như cà Red Crown 250.

Đối với cà thấp cây có thể trồng dày hơn, khoảng cách cây 0,3 - 0,4m.

Sử dụng màng phủ nông nghiệp (bạt plastic)

• Mục đích:

Hạn chế côn trùng và bệnh hại: Mặt màu bạc của màng phủ phản chiếu ánh sáng mặt tròi nên giảm bù lạch, rầy mềm, giảm bệnh do nấm tấn công ở gốc thân và đốm trên lá chân.

Ngăn ngừa cỏ dại: Mặt đen của màng phủ ngăn cản ánh sáng mặt ừòi, làm hạt cỏ bị chết hong màng phủ.

Điều hòa độ ẩm và giữ cấu trúc mặt đất; Màng phủ ngăn cản sự bốc hoi nước trong mùa nắng, hạn chế lượng nước mưa nên rễ cây không bị úng nước, giữ độ ẩm ổn định và mặt đất toi xốp, thúc đẩy rễ phát triển, tăng sản lượng.

Giữ phân bón: Giảm rửa trôi của phân bón khi tưói nước hoặc mưa to, ít bay hơi nên tiết kiệm phân.

Tăng nhiệt độ đất: Giữ ấm mặt đất vào ban đêm (mùa lạnh) hoặc thòi điểm mưa dầm thiếu nắng mặt đất bị lạnh.

Hạn chế độ phèn, mặn: Màng phủ làm giảm sự bốc hoi qua mặt đất nên phèn, mặn được giữ ở tầng đất sâu, giúp bộ rễ hoạt động tốt hơn.

• Cách sử dụng màng phủ nông nghiệp:

caygiongcantho.vn

- Vật liệu và quy cách:

Dùng 2 cuốn màng phủ khổ rộng 0,9 - 1m trồng cà hàng đơn, còn hàng đôi 1,5 cuốn 18 màng khổ 1,2 - l,4m, diện tích vải phủ càng rộng thì hiệu quả phòng trừ sâu bệnh càng cao. Chiều dài mỗi cuốn màng phủ là 400m. Khi phủ liếp mặt xám bạc hướng lên, màu đen hướng xuống.

- Lên liếp: Lên liếp cao 20 - 40cm tùy mùa vụ, mặt liếp phải làm bằng phẳng không được lồi lõm vì rễ khó phát triển và màng phủ nhanh hỏng, ở giữa liếp hơi cao hai bên thấp để tiện việc tưới nước.

- Rải phân lót; Nên bón lót lượng phân nhiều hơn trồng phủ rơm vì màng phủ hạn chế mất phân. Có thể giảm bớt 20% lượng phân so với không dùng màng phủ.

- Xử lý mầm bệnh: Phun thuốc trừ nấm bệnh như Oxit đồng hoặc Copper B (20g/10lít) hoặc Validacin (20cc/10 lít) đều hên mặt hếp trước khi đậy màng phủ.

- Đậy màng phủ: Mùa khô nên tưới nước ngay hàng hồng cây trước khi đậy màng phủ. Khi phủ kéo căng vải bạt, hai bên mép ngoài được cố định bằng cách dùng dây chì bẻ hình chữ u mỗi cạnh khoảng 10cm ghim sâu xuống đất (dây chì sử dụng được nhiều năm) hoặc dùng tre chẻ lạc ghim mé liếp.

Gieo hạt và ươm cây con

Lượng hạt giống gieo: 100 - 150 cho Iha. Trước khi gieo hạt nên ngâm hạt trong nước ấm 40 - 50oC trong khoảng 3 giờ. Sau đó, cho hạt vào túi vải bọc giấy kừi. Để ở chỗ kín. Sau khoảng 3 - 4 ngày rễ mọc thì đem gieo vào vưòn ươm. Sau khi gieo hạt đều trên mặt đất, rải 1 lớp tro mỏng, trên phủ một lóp rơm mỏng và tuới nước để có đủ độ ẩm. Sau khi gieo khoảng 30 - 40 ngày, cây đạt 5 - 6 lá, có thể đem trồng, cây con già hon dễ ngã trong mùa mưa. Làm mái che cho cây con khi mưa. Đơn giản có thể dùng ni lông trong suốt dễ dàng mở ra khi trời nắng hoặc lưới ni lông mịn giữ suốt giai đoạn vườn ươm giúp cản bớt giọt mưa to.

Chú ý; Xử lý cây con trong vườn ươm bằng phun thuốc ngừa bệnh héo cây con trên liếp trưóc khi gieo hạt bằng oxít đồng hoặc Copper B, sau đó cách 4 - 5 ngày phun một lần và phim 1 ngày trước khi đem trồng bằng một trong các loại thuốc Ridomil, Alliette, Rovral, Monceren, Benlate, Copper Zừic, Topsm-M, Kasuran..., rải Basudừi sau khi gieo để ngừa kiến tha hạt.

Yêu cầu của việc làm đất trồng

- Đất trồng cà chua phải có thòi gian để ải, thời gian ải tùy theo mùa vụ, nhưng ít nhất là một tuần, đất phải sạch cỏ dại và toi xốp nhưng chú ý tránh đập đất quá nhỏ thành dạng đất bột. Sau khi cày bừa lại và lên luống sơ bộ. Sửa sang thành luống chính thức để chuẩn bị trồng.

Trồng 1 hàng không nên làm giàn, tạo hình, chiều rộng luống từ 0,7 - 0,8m.

Trồng 2 hàng cần làm giàn, tạo hình.

- Luống cà chua có chiều rộng 110 - 120cm, rãnh rộng 20 - 25cm, cao 30cm. 

- Các luống nên bố trí theo hướng Đông - Tây.

Trồng cà chua vụ Xuân lên luống cao hơn vụ Thu Đông.

Bón lót và hồng cà chua ra ruộng sản xuất:

- Hố trồng cuốc sâu 12 - 15 phân.

- Mỗi hố bón 1kg phân chuồng hoai mục (có thể thay phân chuồng bằng nước phân trên mỗi luống đánh 2 rãnh sâu 12 - 18cm cách nhau 80cm, phân nước được tưới vào rãnh này và phủ đất lên, phơi đất khoảng 2 ngày rồi trồng cây).

- Mật độ trồng cà chua tùy thuộc vào đặc điểm của giống, mức độ phì nhiêu của đất nhưng có thể bố trí như sau:

+ Nên trồng cà chua vào buổi chiều.

+ Hàng cách hàng 80cm, cây cách cây 60cm, hoặc có thể là cây cách cây 40cm.

+ Khi trồng nên cắt bớt rễ cái để cho cây khi ữồng bén rễ nhanh.

+ Nên trồng cây to vói cây to, cây nhỏ với cây nhỏ, để tiện chăm sóc.

+ Sau khi hồng ấn nhẹ đất vào gốc cây và làm bằng phảng đất chung quanh gốc.

+ Trồng xong tưói nước cho cà chua ngay. Nếu chưa kịp bón lót thì tưói nước, pha thêm phân bắc để cimg cấp dinh dưỡng cho cây.

Để bón lót, sử dụng lượng phân sau cho mỗi hecta:

- Phân chuồng hoai mục: 15 - 20 tấn

- Đạm urê: 70kg

- Kali suLtat: 190 - 200kg

- Supe lân: 450 - 500kg

Các loại phân trên được bón trộn lẫn vào đất lúc trồng (bỏ hốc, bỏ phân, đảo đều rồi lấp đất). Đất trong hốc phải đủ nhỏ để cây bắt rễ nhanh. Dùng cuốc bới đất, đặt cây thẳng đứng rồi lấp đất và ấn nhẹ quanh gốc. Tuổi cây giống là 25 - 30 ngày (có 6, 7 lá thật, cao 17 - 22cm). Chọn cây mập, khỏe, lông ngắn nhúng dung dịch Sherpa 0,15% trước khi trồng để phòng trừ nấm. Khoảng cách hàng với hàng 60 - 70cm, cây trên một hàng cách 30 - 40cm để có mật độ 35 - 40 nghìn cây/ha.

Cây giống

Cây giống cà chua tốt có chiều cao trung bình 18 - 20cm, số lá từ 5 - 6 (khoảng 25 - 30 ngày sau khi gieo ở vườn ươm), thân và gốc cây mập, màu tím nhạt có một lóp lông tơ mềm, không có sâu bệnh hại.

Một mét vuông vườn ươm gieo từ 2,5 - 3gr hạt, mật độ sau khi tỉa cành khoảng 800 - 900 cây. Nếu trồng với mật độ 1.000 - 1.200 cây 1 sào Bắc Bộ (360m^2) cần khoảng 150 - 200gr hạt (khoảng 27.750 - 33.350 cây/ha cần 4,5 - 5,4kg hạt). Tuổi cây trồng vụ Đông 25 - 30 ngày, trồng vụ Xuân Hè cần 35 - 40 ngày.

Phải phòng trừ kịp thời sâu bệnh hại cây con ngay trong vườn ươm. Tỉa bỏ những cây xấu, yếu ớt. Tỉa cây 2 đợt; lúc 2 lá và 4 lá thật. Khoảng cách cây sau khi tỉa 10 - 15cm.

Không bón phân cho cây trong vưòn ươm để rèn luyện cây giống, tưới ít nước (đảm bảo độ ẩm đất 60%). Trước khi nhổ để trồng từ 7 - 10 ngày không tưói nước, nhưng trước lúc nhổ 4 - 5 giờ tưói đẫm nước để nhổ tránh bị đít rễ.

Phân bón

Phân bón: Lưọng phân bón thay đổi tùy theo đất, đất cao bón nhiều phân hơn đất ruộng. Thông thường đối với đất cao, để có năng suất cà chua từ 45 - 50 tấh/ha, người ta sử dụng phân bón 200 - 400kg N+, 180 - 300kg P2O5+, 150 - 200kg K2O. Lượng phân bón khuyến cáo cho các giống cà chua F1 (NS 30 - 35 tấn/ha) là 600 - 800kg 16 - 16 - 8 + 220 - 250kg urê + 100 - 120kg KCL hay 400kg urê + 600 - 800kg Super lân + 150 - 200kg KCI. 

caygiongcantho.vn

Lượng phân sử dụng cho 1000m^2:

- Hữu cơ: 2 tấn phân chuồng hoai.

- Hữu cơ sinh học HVP 401B: 100kg.

- Hữu cơ khoáng vi lượng HVP 301B: 3kg.

- Urê: 30kg

- NPK 16-16-8: 25kg.

- Super lân: 40kg - Sulfat kali; 30kg.

Cách bón phân

- Bón lót: toàn bộ lưọng phân hữu cơ + toàn bộ phân hữu cơ sinh học HVP 401B + toàn bộ lượng phân khoáng vi lượng HVP 301B + toàn bộ Super lân + 5kg NPK 16- 16-8.

- Bón thúc: 4 lần bón thúc

+ Thúc lần 1: (10-15 ngày sau hồng): Tkg urê + 7kg kaU + 5kg NPK.

Kết hợp phun phân bón lá HVP 6-6-4 bội thu vàng giúp kích thích thân, lá và rễ phát triển.

+ Thúc lần 2: (22 - 25 ngày sau ữồng): 7kg urê + 7kg kali + 5kg NPK. Kết họp phun phân bón lá HVP 10-50-10 để thúc đẩy hình thành mầm hoa, phun 7 ngày/lần.

+ Thúc lần 3: (lúc cây ra hoa): 7kg urê + 7kg kali + 5kg NPK. Cây cà chua ra hoa nhiều nhưng tỉ lệ đậu quả thấp, hoa có thể rụng đến 80%. Vì vậy nên kết họp phun phân 25 bón lá HVP TĐT siêu ra hoa - tăng đậu quả, phun 7 ngày/lần.

Thúc quả lớn nhanh nên phun xen kẽ HVP 6-20-20 và HVP Ga3.

Để chống nứt thân, nứt quả cà chua nên phun HVP giàu canxi - giàu Bo - giàu lân - giàu magiê.

Giúp quả cà chua có chất lượng quả tốt, màu sắc đẹp, cân nặng, trước khi thu hoạch 15 ngày nên phun HVP 0- 25-25.

+ Thúc lần 4: (sau lần thu quả đầu tiên): 7kg urê + 7kg kali + 5kg NPK. Cà chua cần được bón thúc nhiều lần kết họp vói tưới nước, nên tập trung bón thúc vào thời kỳ cây ra hoa, đậu quả và sau mỗi lần thu hoạch quả. Trời khô thì bón thúc với nồng độ phân loãng. Trời râm và mưa thì bón thúc phân với nồng độ đặc hơn.

Chú ý khi bón phân cho cà chua

Cây họ cà (cà chua, ớt) rất nhạy cảm với triệu chứng thiếu Calcium, biểu hiện là thối đít quả. Ngoài việc bón lót vôi bột (tức là đă cung cấp thêm Calcium), nếu không bón thúc Calcium Nitrat vào đất như hướng dẫn trên có thể bổ sung bằng Clorua canxi (CaCl2), nồng độ 2 - 4 phần nghìn phun trên lá định kỳ 7 - 10 ngày/lần từ lúc quả non phát triển.

Nếu không dùng màng phủ, nên chia nhỏ lượng phân hơn và bón nhiều lần để hạn chế mất phân.

Có thể dùng thêm phân bón lá vi lượng như Master Grow, Risopla II và IV, Miracle,... phun định kỳ 10 ngày/lần từ khi cấy đến 10 ngày trước khi thu hoạch đợt đầu tiên, nồng độ theo khuyến cáo trên rứiãn chai phân. Không nên lạm dụng chất kích thích tăng trưởng nhất là giai đoạn phát triển quả vì dễ bị bệnh và giảm phẩm chất quả.

Cà chua là cây trồng, thực phẩm rất quen thuộc với con người, có thể canh tác ở mọi noi, kể cả trong vườn, ngoài đồng, trong nhà kính lẫn trong thùng xốp di động. Nhằm giúp cà chua ra sai quả, bà con nên chú ý đến việc sử dụng phân bón thích họp như một số khuyên cáo dưới đây do các chuyên gia Bộ Nông nghiệp Mỹ tư vấn.

Nhu cầu phân bón đối với cà chua

Nhu cầu phân bón của cà chua thay đổi tùy theo quá trình phát triển của cây trồng, của đất cũng rửiư việc chăm sóc của con người. Muốn biết cụ thể nhu cầu phân bón của cà chua thì trước tiên người ta phải thử nghiệm, phân tích chất đất. Nói ngắn gọn hơn, đất  nghèo cần nhiều đạm, dưỡng chất hon so vói đất màu mỡ. Hiện nay trên thị trường có bán những bộ kít để thử đất. Nếu không được cung cấp dưỡng chất họp lý, cà chua mắc phải nhiều loại bệnh, sản lượng thấp và chất lượng quả kém.

Những loại phân bón tốt nhất cho cà chua

- Phân đạm (Nitơ): là nguồn cung cấp dưỡng chất chính cho cà chua. Các thành phần có trong phân đạm rất thích hợp cho việc phát triển lá, tuy nhiên không nên lạm dụng, nếu có quá nhiều đạm, thay vì ra quả cà chua sẽ phát triển mạnh về lá.

- Phân lân (Phốt pho): thường được thương phẩm dưới dạng quặng phốt phát, giúp kích thích ra hoa và quả cho cà chua, giúp quả to khỏe và giàu dưỡng chất.

- Kali: Cùng với đạm và lân, kali giúp cà chua tăng trưởng tốt, đặc biệt là quá trình quang hợp ánh sáng. Thiếu kali cà chua dễ mắc bệnh, quả đen, nghèo dưỡng chất.

- Vi dưõng chất: Gồm sắt, đồng, kẽm, magiê và mangan, tuy có số lượng cần rất nhỏ lứiung lại rất quan trọng để giúp cây ữồng khỏe, chống chọi bệnh tật và phát hiển nhanh.

- Các loại phân nhả chậm: Đây là dưỡng chất rất an toàn cho các loại cây trồng nói chung và cho cây cà chua nói riêng, đặc biệt là nhóm cây trồng không chịu được hóa chất mạnh. 

- Phân bón dạng lỏng: Rất thích họp vói cà chua, có hiệu quả nhanh, tăng năng lượng cho cây cà chua và giúp cây trồng hấp thụ tốt thông qua rễ và lá.

- Phân bón hữu cơ: Đây là rứióm phân bón an toàn, không có chứa hóa chất như: phân động vật, rác thải, vỏ trứng, chất thải nông nghiệp, sản phẩm thải của ngành cà phê, xưong động vật, các loại rong biển, chế phẩm của ngành nông nghiệp... rất có lọi cho cây trồng, cho đất và môi trường xung quanh.

Vài cách tự chế phân bón dùng cho cà chua

- Phân bón từ tóc: Theo nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy lông, tóc người và động vật là nguồn giàu dưỡng chất, tạo ra nguồn phân bón hữu cơ rất tiềm ẩn cho cà chua không kém gì phân đạm, như nitơ, lưu huỳnh và keratin (chất sừng), giúp cho cà chua chắc khỏe. Lông, tóc khi bón trong đất phân hủy nharửi và không gây hại cho môi trường. Có thể gom lại sau khi chải tóc, ở các hộ cắt tóc, lò giết mổ trâu bò...

- Sản xuất phân từ bã cà phê: Bã cà phê sau khi phoi khô trộn vói vỏ trứng nghiền, các chế phẩm nông nghiệp sau đó rắc vào gốc cà chua. Đây là nguồn phân bón cung cấp dưỡng chất hữu cơ cho cà chua và làm cho đất tơi xốp, lưu giữ độ ẩm.

- Sản xuất phân bón từ vỏ trứng: Đây là nguồn phân bón giàu canxi và nitơ, vỏ trứng gom đem sấy khô, nghiền nhỏ. Trước khi bón cho cà chua nên tưới ướt gốc và rắc bột vỏ trứng lên, làm như vậy sẽ lưu giữ được các dưỡng chất quan trọng có trong vỏ trứng.

- Sản xuất phân bón từ muối Epsom: Muối Epsom (Magnesium Sulfate) là thành phần của phân bón vô cơ nhưng lại rất cần cho cây cà chua và cũng là họp chất được người ta dùng để tắm dưỡng da, làm đẹp cho phụ nữ. Cách dùng như sau, trộn 4,5 lít nước với một thìa cà phê muối Epsom (thường có bán tại các quầy thuốc) để tạo đủ lượng magiê và sun phát cấp cho cây trồng, tuy nhiên chỉ nên bón 1 tháng 1 lần.

- Ngoài các loại phân nói trên người ta có thể chế phân bón cho cà chua từ hạt bông, phân doi, sản phẩm phụ từ cá, có thể phơi khô và nghiền nhỏ bón trực tiếp hoặc hòa vào nước tưới cho cây trồng.

Mật độ và khoảng cách

Trong mùa mưa, hoặc đối vói giống cà chua sinh trưởng vô hạn, cành lá sum sê thì lên luống trồng 1 hàng, khoảng cách hàng 0,8m, khoảng cách giữa cây với cây 0,5m, mật độ 2,5 vạn cây/ha. Những giống sinh trưởng vô hạn, cành lá xum xuê phải trồng thưa hơn lứiững giống sinh trưởng hữu hạn. Các giống có độ cao trung bình, cành lá sinh trưởng trung bình, thuộc loại hình sinh trưởng bán hữu hạn hoặc trồng trong mùa khô thì trồng 2 hàng trên luống khoảng cách hàng từ 0,65 - 0,70m, khoảng cách cây 0,4 - 0,45m, mật độ 3,5 vạn cây/1 ha.

Nói chung khoảng cách trồng cà chua: Hàng cách hàng 70 - 80cm x cây cách cây 30 - 40cm.

Kỹ thuật chăm sóc

Tưới nước

Sau khi trồng phải tưới nước liên tục trong 1 tuần, mỗi ngày tưới 1 lần vào buổi sáng. Sau khi cây bén rễ thì 2 - 3 ngày tưới 1 lần.

- Khi cành lá phát triển nhiều thì lượng nước tưói mỗi lần phải được tăng lên.

- Thời kì cà chua ra hoa và quả nhỏ là lúc cây cần nhiều nước nên đất luôn phải được giữ ẩm.

Tưới phân thúc

Cà chua cần được bón thúc nhiều lần kết hợp với tưới nước, nên tập trung bón thúc vào thòi kì cây ra hoa, đậu quả và sau mỗi lần thu hoạch quả. Trời khô thì bón thúc vói nồng độ phân loãng. Trời râm và mưa thì bón thúc phân với nồng độ đặc hơn.

Vun xới

Việc vun xới cà chua cần được tiến hành trước khi cây ra hoa kết quả. Từ lúc trồng đến khi cây được 20 ngày phải vun gốc 2 lần: lần thúc thứ nhất sau khi trồng khoảng 8-10 ngày và lần thứ hai cách lần thứ nhất 1 tuần.

Làm giàn

Việc làm giàn được tiến hành sau khi cây ra chùm hoa thứ nhất. 

Tốt nhất nên tiến hành làm giàn cà chua theo kiểu làm hàng rào. Mỗi một cây cà chua được cắm một cọc thẳng đứng sát gốc. Cây vươn tới đâu thì buộc thân cây vào cọc tới đó. Cọc thường dài l,5m , đóng sâu xuống đất 20cm.

Cần buộc một cây nối theo hàng cọc cho giàn được chắc.

Những giống cà chua sinh trưởng vô hạn và sinh trưởng bán hữu hạn, cây cao, thân lá sinh trưởng mạnh, có nhiều nhánh, vì vậy nhất thiết phải làm giàn, tỉa cành, tạo hình.

Sau khi trồng 35 - 40 ngày, phải tiến hành làm giàn sớm và kịp thời. Nguyên liệu làm giàn thường là trúc, nứa tép, cây điền thanh, cây đay giống, có điều kiện thì làm giàn cọc bằng chất dẻo buộc dây ni lông, ở miền Bắc thường làm giàn chữ A, ở miền Nam thường làm giàn tầng.

Bấm ngọn và tỉa cành

Cây cà chua mỗi nách đều có chồi nách và đều có khả năng phát triển cành lá, ra hoa và đậu quả. Những cành ở gần chùm hoa thứ nhất, đặc biệt ở vị trí cành ngay dưới chùm hoa cho sản lượng tương đương so với cành ở thân chính. Vì vậy khi tỉa cành cần lưu giữ thân chính và 1 thân phụ dưới chùm hoa thứ nhất.

Số chùm hoa trên thân chính đối với giống thuộc loại hình sinhh trưởng vô hạn rất nhiều từ 12 - 20 chùm. Những chùm hoa ra sau thường không đậu quả nhỏ, không đạt tiêu chuẩn thương phẩm, chỉ nên để 7 - 9 chùm hoa. Số quả trên mỗi chùm hoa thường đạt 3 - 4 quả, nên tỉa bỏ những quả phát triển không bình thường, dị hình, quả nhỏ không đạt yêu cầu thương phẩm.

Chồi nách sinh trưởng rất mạnh vào mùa mưa, độ ẩm không khí cao, cần tỉa bỏ kịp thời, 2 - 3 ngày bẻ chồi 1 lần, công việc này thực hiện cho đến khi cây già. Mùa khô lạnh, 5 - 7 ngày cần tỉa bỏ chồi 1 lần.

Mục đích bấm ngọn tỉa cành là để tập trung chất dinh dưỡng nuôi quả.

Có hai cách bấm ngọn tỉa cành, tùy thuộc vào đặc điểm của từng giống cây thì dùng cách khác nhau.

- Đối với giống cà chua ngắn ngày, ta nên tỉa cành chỉ để lại một thân mẹ: Mỗi cây chỉ để lại một thân chính, các mầm xuất hiện ở nách lá 3 - 4cm là vặt đi ngay. Công tác tỉa cành được làm thường xuyên 4 - 5 ngày một lần. Sau khi trên thân chính đã có đủ chùm hoa quả như ý muốn (4 - 5 chùm) thì tiến hành bấm ngọn.

- Khi trồng cà chua trên diện tích lớn, ở những noi đất màu mỡ, mưa nhiều, trồng cây cà chua nhiều ngày, sinh trưởng khỏe thường ngưòi ta áp dụng phương pháp tỉa để 2 cành.

Tiến hành bấm cành nhưng vẫn để lại một cành từ thân chính dưới nách cọng lá phía dưới chùm hoa thứ nhất. (Tất cả chồi non và cành khỏe cắt hết). Bấm ngọn khi cây đó ra được 4 - 5 chùm quả. Tính từ chùm quả cuối cùng lên chừa lại 2 lá, phần ngọn phía trên bấm đi.

* Tỉa lá già: Vào cuối thời kỳ sinh trưởng của cây, cà chua có những lá già vàng cần phải tỉa bỏ để làm thoáng ruộng cho cây phát triển tốt.

* Tỉa chồi: Nhiều nghiên cứu cho thấy trồng cà chua không tỉa chồi cho năng suất thấp hơn có tỉa chồi. Tập quán nông dân trồng cà chua ở đồng bằng sông Cửu Long không tỉa cành, thân lá sum sê thường không đạt năng suất cao. Cần tỉa kịp thời khi nhánh mới nhú ra 3 - 5cm để dinh dưỡng tập trung nuôi quả, thường xuyên tỉa bỏ mầm nách vô hiệu. Dùng tay đẩy gãy chứ không dùng móng tay ngắt hoặc dùng kéo cắt vì dễ nhiễm bệnh qua vết thương.

* Tỉa quả: Mỗi chùm hoa chỉ nên để 4 - 6 quả, ngắt cuối cành mang quả để dinh dưỡng tập trung nuôi quả, quả lớn đều cỡ, giá trị thương phẩm cao.

* Bấm ngọn: Đối vói giống thời gian sinh trưởng dài, cao cây, giai đoạn gần cuối thu hoạch nên bấm ngọn để quả lớn đều, thu tập trung giúp kết thúc mùa vụ gọn.

Ngăn ngừa rụng hoa, rụng quả

Để ngăn ngừa hiện tượng rụng hoa, quả ta sử dụng chất kích thích sinh trưởng 2,4-D (phun thuốc này ngay cả khi hoa cà chua thụ phấn). Khi phun thuốc cần chờ cho hoa nở được khoảng hơn một nửa rồi mới phun 2,4-D. Nồng độ 2,4-D là 15 - 25g/1000000. Khi xử lý hoa bằng 2,4-D cần tránh không cho thuốc dây vào lá vì thuốc làm quăn lá nếu xảy ra trường hợp này thì phải bón bổ sung 1- 2 lần phân loãng.

Khi phun 2,4-D làm cho quả cà chua không hạt nên sử dụng thuốc này cho ruộng trồng cà chua giống.

xuân nông

CTY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP XUÂN NÔNG

Địa chỉ: 21/5 Đường Võ Nguyên Giáp, Khu Vực 1, P. Hưng Thạnh, Q. Cái Răng, TP. Cần Thơ (gần chân cầu Hưng Lợi)

Địa chỉ: 352C, đường 30/4, P.Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Số điện thoại: 0763800763

Email: caygiongcantho.vn@gmail.com

Viết bình luận của bạn
zalo