KỸ THUẬT TRỒNG DƯA LƯỚI

CTY XUÂN NÔNG
Thứ Hai, 17/05/2021

1. Chuẩn bị

  • Dụng cụ trồng: Túi PE 2 da, dụng cụ làm giàn cho cây và bút đo dinh dưỡng.
  • Giá thể: giá thể thường được xử dụng để trồng rau ăn quả họ bầu bí là xơ dừa đã qua xử lý.
  • Phân bón: dinh dưỡng chuyên dùng cho rau ăn quả
  • Cây giống: có thể ươm cây từ hạt hoặc mua cây giống ươm sẵn

2. Cách trồng:Tiến hành trồng dưa khi cây con có từ 1 – 2 lá mầm, trước khi trồng cần tưới đẫm túi giá thể 1 – 2 lần. Không nên để cây giống quá lớn nhằm tránh tình trạng gãy đổ lúc thao tác.

- Làm giàn: cần lưa ý khoảng cách giữa các cây để đảm bảo đủ ánh sáng cho cây quang hợp và tạo độ thông thoáng nhằm hạn chế nấm bệnh. Khoảng cách tối ưu là 40 – 50cm/cây, hàng cách hàng 80 – 100 cm.

3. Bón phân

- Nồng độ dinh dưỡng của dưa lưới giai đoạn từ 7 – 10 ngày sau khi trồng là 1100-1400ppm và tăng dần theo độ lớn của cây. Khi cây ra hoa tạo quả cần nồng độ dinh dưỡng từ 1400 - 1750ppm

- Bổ sung thêm phân bón lá Kali Bo khi cây bắt đầu ra hoa, sau khi đậu quả và trước khi thu hoạch 10 ngày. Việc bổ sung Kali Bo giúp cây thụ phấn tốt, tăng tỉ lệ đậu trái, trái lớn nhanh, tăng chất lượng nông sản. làm trái, củ, quả, hạt có chất lượng sáng bóng. Làm trái ngon ngọt hơn, to nặng hơn. Liều lượng sử dụng theo khuyến cáo trên bao bì sản phẩm

- Bổ sung phân bón là Canxi Bo vào các giai đoạn: (cây con, Giai đoạn ra bông, Giai đoạn to trái) Giúp cành hoa phát triển tốt không bị gãy, giảm tỷ lệ rụng hoa, rụng trái. Kích thích bộ rễ cây phát triển mạnh, tăng hiệu quả hấp thụ phân bón, chống đỗ ngã, tăng tỉ lệ đậu trái. Hạn chế rụng trái non, trái bị dị dạng, đọt non là non bị xoăn. Liều lượng sử dụng theo khuyến cáo trên bao bì sản phẩm

4. Tưới nước

Tưới nước

– Sau trồng cây con cần tưới nước thường xuyên, giữ đủ ẩm cho đất trồng.

– Khi thời tiết quá nắng nóng, cần tăng lượng nước tưới và tưới ít hơn vào những ngày ẩm mát.

– Đối với trồng dưa lưới trong thùng xốp, cần đảm bảo thoát nước tốt tránh gây ngập úng, thối rễ và chết cây.

– Trước khi thu hoạch 8 – 10 ngày, cần cắt giảm lượng nước tưới để tăng độ ngọt và độ giòn của quả.


5. Cắt tỉa

– Khi cây có 5 – 6 lá thật cần tiến hành cắt tỉa hết các nhánh lẻ, chỉ giữ lại nhánh lẻ khi cây phát triển đến lá thứ 8.

– Khi cây lớn được 22 – 25 lá thì tiến hành ngắt bớt ngọn để cây tập trung nuôi quả.

- Phương pháp cắt tỉa:

  • Nên cắt tỉa vào ngày nắng ráo
  • Thời điểm thích hợp nhất để tỉa các chồi bên là khi chồi bên mới nhú, còn non. Đối với chồi bên mới nhú bạn chỉ cần dùng tay bẻ sát vào thân chính là được. Khi ngọn còn non và mềm vết đứt nhỏ sẽ sớm lành.
  • Đối với chồi bên đã dài, chồi mang trái cần tỉa bạn cần dùng kéo bấm cành cắt bỏ những chồi này đi. Sát khuẩn dụng cụ cắt tỉa bằng cồn 70 độ sau mỗi cây để tránh lây nhiễm bệnh giữa các cây.

6. Làm giàn

– Khi cây có 5 – 6 lá thật thì tiến hành làm giàn cho dưa lưới.

– Có thể đóng cọc hoặc dùng dây nilong buộc nhẹ vào giàn lưới.

– Dưa lưới có quả to, nặng nên chú ý đến việc treo quả và tránh để quả làm gãy thân.

5. Thụ phấn:

Các loại rau ăn quả họ bầu bí sau khi trồng 30 – 35 ngày sẽ cho hoa. Ngoại trừ dưa leo tự thụ phấn thì các loại cây còn lại có hoa đơn tính cần thụ phấn nhờ gió và côn trùng, con người.

Với quy mô nhỏ, thụ phấn nhân tạo cho cây bằng cách úp nụ. Cách úp nụ: Chọn bất kỳ hoa đực vừa nở, bông hoa to bật cánh hoa ngược lên cuống. Quét nướm nhị đực lên nướm nhụy cái nở cùng lúc. Một hoa đực có thể úp lên vài ba hoa cái.

Bạn lưu ý là hoa chín từ 7h-9h sáng nên thời gian thụ phấn tốt nhất là 8h sáng. 

Liên hệ: 0901 087 973 hoặc 0889 008 222

CTY TNHH ĐT VÀ PT NÔNG NGHIỆP XUÂN NÔNG

Địa chỉ : 352C Đường 30/4, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ

Viết bình luận của bạn
zalo