KỸ THUẬT TRỒNG DỪA XIÊM LÙN

CTY XUÂN NÔNG
Chủ Nhật, 23/01/2022

Dừa là cây trồng đã quá quen thuộc với chúng ta. Nói đến dừa là người ta nghĩ ngay đến cảm giác thanh mát, ngọt liệm của nước dừa, vị beo béo của nước cốt dừa được hoà quyện trong các món ăn. Bên cạnh việc mang lại hương vị tuyệt vời thì dừa còn rất nhiều giá trị khác nữa, hầu như tất cả các bộ phận của cây dừa đều được tận dụng để phục vụ cho con người, hơn hẳn cây dừa còn có giá trị nhân văn đó chính là có thể giúp che chắn gió bão và chống sạt lở.

cây giống cần thơ

Dừa có rất nhiều giống như dừa dứa, dừa sáp, dừa mã lai và không thể không nhắc đến dừa xiêm lùn. Trong dừa xiêm lùn thì có 2 loại là dừa xiem lùn xanh và dừa xiêm lùn đỏ, chúng ta cùng tìm hiểu về dừa xiêm lùn xanh nhé. 

Quả dừa xiêm lùn có màu xanh lục, có màu nhạt hơn và kích thước thường nhỏ hơn dừa xiêm xanh. Cây dừa xiêm lùn cho nhiều quả hơn dừa xiêm xanh, trung bình mỗi buồng dừa xiêm xanh cho 12 quả dừa, trong khi dừa xiêm lùn có thể cho từ 10 – 16 quả/buồng cho tới 20 – 30 quả/buồng. Nếu buồng ít quả thì mỗi quả nặng khoảng 1.4 – 1.7kg và nếu buồng nhiều quả thì trọng lượng mỗi quả khoảng 1.1 – 1.3kg.

Đặc điểm dễ nhận ra của giống dừa này là có hai mo nang. Vỏ của quả dừa xiêm lùn rất mỏng nên mặc dù quả nhỏ hơn nhưng lượng nước bên trong vẫn tương đương với dừa xiêm xanh, khoảng 220 – 280ml và nước dừa có vị rất ngọt.

Nhìn chung, cây dừa xiêm lùn cho quả sớm, sai quả, mang lại hiệu quả kinh tế cao và lâu dài. Bà con có thể thu hoạch dừa xiêm lùn sau khi trồng khoảng 2 – 2.5 năm, kéo dài trong 25 – 30 năm. Mỗi năm một cây dừa xiêm lùn cho thu hoạch trung bình 200 – 300 quả/cây/năm. Do dừa có vỏ mỏng nên không cần gọt vỏ trước khi bán, nhưng cần lưu ý đến thời gian thu hoạch để quả không bị bể trong quá trình vận chuyển.

Để có thể có một cây dừa cao to vững trãi thật là không hề dễ dàng, phải có thêm một vài vốn hiểu biết về kỹ thuật canh tác dừa, hãy cùng tìm hiểu với CÂY GIỐNG CẦN THƠ NHÉ!

Kỹ thuật trồng dừa xiêm lùn năng suất cao

Chọn cây giống

cây giống cần thơ

Để đảm báo trái cho đời sau được thuần chủng, cây dừa xiêm lùn cần được trồng trong quần thể dừa xiêm lùn không trồng chung với giống dừa khác. Chúng ta chỉ chọn những cây giống khỏe mạnh, lá màu xanh tốt, chu vi cổ thân to, không bị sâu bệnh hay dị dạng, nhiều lá và tách lá chết sớm. Cây đạt chiều cao tối thiểu 20cm và có kèm thẻ kiểm nghiệm chất lượng của đơn vị ươm giống. Tốt nhất, bà con nên tìm đến các trung tâm giống, cơ sở sản xuất hoặc đại lý bán giống uy tín để mua được các cây giống có chất lượng đảm bảo.

Mật độ trồng và thời vụ

cây giống cần thơ

Mật độ trồng được khuyến cáo là 7mx7m, nếu trồng xen loại cây khác thì khoảng cách là 6mx6m, khoảng cách từ cây xen canh tới gốc dừa ít nhất là 2 mét.

Thời vụ thích hợp để trồng dừa từ tháng 4-5 âm lịch, tức là vào đầu mùa mưa, khi đó đất ẩm ướt sẽ giúp cây dừa dễ bén rễ và phát triển nhanh hơn, tuy nhiên đối với nhưungx vùng chuyên canh dừa như ở Bến Tre hay Trà Vinh thì có thể trồng quanh năm vì có thể chủ động được nước tưới.

Đất trồng

Nên chọn đất tơi xốp, không nên trồng trên đã đã bị chai, nhiễm độc do paclobutrazole. Nếu trồng trên đất bạc màu đã qua sử dụng nhiều lần thì nên cày ải phơi đất và xử lý rãi vôi để xử lý đất với mục đích hạ phèn. Bên cạnh đó nên ủ đất với phân hữu cơ phối hợp với nấm Trichoderma để cải thiện nguồn đất tốt nhất, tiêu diệt mầm bệnh trong đất.

cây giống cần thơ

cây giống cần thơ

Trước khi xuống giống 15 – 20 ngày, cần đào hố trồng cây với kích thước 0.6m x 0.6m x 0.6m rồi trộn đất đã đào lên 20 – 30kg phân hữu cơ hoai mục, 100g super lân và 200g kali cho vào hố, lấp hố lại thành mô đất cao khoảng 10 – 20cm so với mặt bằng.

Trồng và chăm sóc cây

Trong hố đất đã đào từ trước, bà con đào hốc hình tròn sâu 40cm rộng 40cm, cho thêm 0.5 – 1kg phân lân rải đều rồi đặt cây giống vào hốc. Bà con vùi đất lại nhẹ nhàng, cắm cọc cố định cho cây rồi dùng rơm, cỏ khô che phủ quanh gốc cây để giữ ẩm và hạn chế xói mòn đất và cỏ dại.

Bà con cần tưới đủ nước cho cây dừa, nhất là trong mùa khô, đồng thời xới đất làm cỏ 2 – 3 lần/năm. Hàng năm bà con cũng nên bồi bùn cho cây 1 lần vào đầu mùa nắng, hoặc bón cho mỗi cây 30 – 50kg phân chuồng hoai mục. Ngoài ra, cây dừa cũng cần phun thuốc trừ côn trùng gây hại, và cần dọn sạch lá già, dọn nhen dừa, chặt bỏ những buồng dừa không đậu trái hoặc đã thu hoạch xong.

Sâu bệnh

Dịch hại trên dừa chủ yếu do đuông dừa và bọ đục trái dừa. Đuông dừa thường sẽ xuất hiện khi cây ra đọt, còn đối với bọ đục trái dừa thì xuất hiện khi tái sắp thu hoạch, cho nên chúng ta cần nên lưu ý những giai đoạn này để phun ngừa những loại dịch này, Bệnh thì rất ít xuất hiện trên dừa, chẳng hạn chỉ có bệnh đốm vòng đỏ trong thân dừa do tác nhân gây hại là tuyến trùng, cho nên chúng ta có thể ngừa tuyến trùng từ lúc chuẩn bị đất trồng bằng cách trộn Trichoderma với đất như đã nói ở trên để phòng tuyến trùng.

cây giống cần thơ

xuân nông

CTY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP XUÂN NÔNG

Địa chỉ: 21/5 Đường Võ Nguyên Giáp, Khu Vực 1, P. Hưng Thạnh, Q. Cái Răng, TP. Cần Thơ (gần chân cầu Hưng Lợi)

Địa chỉ: 352C, đường 30/4, P.Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Số điện thoại: 0763800763

Email: caygiongcantho.vn@gmail.com

Viết bình luận của bạn
zalo