KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC NGÔ

CTY XUÂN NÔNG
Thứ Bảy, 05/03/2022

Thời vụ

- Vụ đông từ cuối tháng 8 đến 25 tháng 9. Đối với ngô trồng bằng bầu, gieo hạt vào bầu trước ngày 25 tháng 9 và đưa bầu ra ruộng trước ngày mùng 5 tháng 10.

- Lượng giống cần gieo cho 1 sào Bắc bộ (360m2) là 0,7 - 1kg. Phơi lại hạt giống dưới nắng nhẹ 2 - 3 giờ trước khi gieo 1 - 2 ngày.

Làm đất

- Đất trồng ngô phải thoát nước, không bị ngập úng vào mùa mưa và đủ nước vào mùa khô. Đất có thành phần cơ giới cát pha, thịt nhẹ, độ phì khá, chủ động tưới tiêu.

- Chuẩn bị đất gieo: Cày bừa đất tơi xốp, đất phải chang đều làm sạch cỏ trước khi gieo. Nếu sử dụng phân hữu cơ nên bón vào thời gian cày bừa là tốt nhất.

- Làm đất, lên luống: Đất cày bừa kỹ, tơi nhỏ, nhặt sạch cỏ dại. Lên luống rộng 1m, rãnh luống rộng 0,20m.

- Làm bầu, gieo hạt vào bầu như cách làm truyền thống. Khi ngô được 2,5 - 3 lá đem ra ruộng trồng.

Với ruộng lúa sau khi thu hoạch để trồng ngô yêu cầu gặt sát gốc rạ, rạ để lại ruộng (sau dùng phủ gốc ngô không cho cỏ mọc làm phân bón).

- Lượng giống dùng cho lha là 8,1kg với giổng ngô MX10 (0,3kg/sào, 1 lạng ươm được 430 cây, 1 sào trồng được 1.400 cây với mật độ 30 X 70cm).

- Ruộng yêu cầu có độ ẩm 85 - 90% (độ ẩm đi lún chân), ruộng khô cần đưa nước tưới ẩm cho ruộng, sau đó tiến hành trồng.

Gieo hạt

Để bảo đảm năng suất ngô, ngoài việc chọn những giống có thời gian sinh trưởng ngắn dưới 100 ngày để trồng, bà con có thể làm ngô bầu đúng kỹ thuật, rút ngắn thời gian sinh trưởng của ngô 5 - 7 ngày.

Để làm bầu ngô, trước tiên cần xác định thời gian giải phóng đất của ruộng định trồng khoảng 3 - 7 ngày. Ngâm hạt trước khi làm bầu khoảng 36 giờ. Hạt ngâm 12 giò bằng một trong các sản phẩm sinh học hữu cơ để tăng sức nảy mầm, mầm nảy đều, tỷ lệ nảy mầm cao. Đem ủ hạt đã ngâm ở nhiệt độ 30 - 37°C trong 24 giờ hạt sẽ nứt nanh cho vào bầu được.

Chọn đất bùn ao, sông, hồ thoáng, tránh loại bùn ở nơi ao tù màu đen có mùi hôi tanh nhiều chất độc có thể làm thối mầm ngô. Bùn lấy buổi sáng trải trên nền đất phẳng một lớp dày 3 - 7cm. Buổi chiều cùng ngày dùng dao và thước cắt bầu đứt rời nhau theo qui cách sau:

- Bầu ngô 3 ngày tuổi có kích thưóc: Dài X rộng X cao (dày) = 3 x 3 x 3cm; tương tự bầu ngô 4 ngày tuổi kích thưóc 4 x 4 x 4cm; 7 ngày tuổi kích thước 7 x 7 x 5cm. Chú ý toàn bộ rễ ngô nằm gọn trong bầu, không đan xen từ bầu nọ sang bầu kia, tránh vỡ bầu khi vận chuyển đem trồng gây chột cây con.

- Dùng ngón tay trỏ chọc một lỗ sâu 2cm ở giữa bầu, tra hạt ngô đã nứt nanh, cho đầu có rễ thò ra xuống dưới lỗ. Dùng đất bột khô lấp kín hạt. cần che khi gặp mưa to sau khi gieo hạt 1 giờ tránh rã bầu. Khi cây ngô ra được 1 - 3 lá thật tương ứng vối 3 - 7 ngày tuổi là lúc đem trồng. Trồng vào buổi chiều mát cây ngô sẽ ít bị chột hơn.

Mật độ gieo trồng

Nên trồng theo hàng kép với khoảng cách hàng hẹp khoảng 35cm và khoảng cách hàng rộng dưới 65cm, khoảng cách giữa các cây trong hàng khoảng 26 - 28cm để đạt mật độ từ 7 - 7,5 vạn cây/ha. ở phía Nam, do dùng thuốc trừ cỏ và ít vun xối, khoảng cách hàng rộng có thể khoảng 60cm, hàng hẹp dưới 40cm và khoảng cách cây khoảng 25cm để đạt mật độ xung quanh 8 vạn cây/ha. 
Phân bón

- Nhu cầu dinh dưỡng của cây ngô:

+ Đạm là yếu tố dinh dưỡng rất quan trọng giữ đóng vai trò tạo năng suất và chất lượng. Đạm được tích luỹ trong hạt 66%. Cây ngô hút đạm tăng dần từ khi cây có 3 - 4 lá tới trước trổ cờ. Ở nước ta, một số kết quả nghiên cứu cho thấy thòi kỳ hút đạm mạnh nhất là 6 - 12 lá và trưốc khi trổ cờ, nếu các giai đoạn này mà thiếu đạm thì năng suất giảm rõ rệt. Triệu chứng khi ngô thiếu đạm là cây thấp, lá nhỏ có màu vàng, các lá già có vệt xám đỏ, cây sinh trưởng chậm, cằn cỗi, cò ít, bắp nhỏ, năng suất thấp.

+ Lân là yếu tố quan trọng đối với sinh trưỏng và phát triển của cây, tuy nhiên khả năng hút lân ở giai đoạn cây non lại rất yếu. Thời kỳ 3 - 4 lá, cây ngô hút không được nhiều lân. Đó là thòi kỳ “khủng hoảng” lân của ngô. Nếu thiếu lân trong giai đoạn này sẽ làm giảm năng suất nghiêm trọng. Cây ngô hút nhiều lân nhất (khoảng 62% tổng lượng lân yêu cầu) ở thòi kỳ 6 - 12 lá, sau đó giảm đi ở các thời kỳ sau. Triệu chứng thiếu lân của ngô biểu hiện bằng màu huyết dụ trên bẹ lá và gốc cây, trái cong queo. Trường hợp thiếu nặng lá sẽ chuyển vàng và chết.

+ Kali có vai trò rất quan trọng tới sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của ngô. Kali tích luỹ nhiều ở thân lá (khoảng 80%) và tích luỹ trong hạt ít hơn. Cây ngô hút kali mạnh ngay từ giai đoạn sinh trưởng ban đầu. Từ khi cây mọc tới trổ cồ ngô đã hút khoảng 70% lượng kali cây cần. Thiếu kali các chất protein và sắt sẽ tích tụ gây cản trở quá trình vận chuyển chất hữu cơ. Thiếu kali là nguyên nhân rễ ngang phát triển mạnh, rễ ăn sâu kém phát triển, do đó cây dễ đổ ngã. Thiếu kali thể hiện ở các triệu chứng như: chuyển nâu và khô dọc theo mép lá và chóp lá, bắp nhỏ, nhiều hạt lép ở đầu bắp (bắp đuôi chuột), năng suất thấp.

Hiệu lực của kali đối với ngô thường thể hiện rõ trên các loại đất nghèo kali như đất bạc màu, đất xám. Bón kali cho ngô (giống MSB 49) đạt hiệu lực rất cao, 9 - 37,6 tạ/ha hay 23 - 83,6% so với đối chứng không bón kali tùy theo có bón hay không bón phân chuồng. Hiệu suất sử dụng kali cao, đạt trung bình 15 - 20kg ngô/kg KC1 (kali clorua).

Lượng phân bón cho ngô tùy theo giống, ngô lai cần bón nhiều hơn ngô thường và ngô thu trái non (ngô rau, ngô bao tử). Trên các loại đất nghèo dinh dưỡng như đất xám, đất cát cần bón nhiều lân và kali hơn so với đất phù sa, đất đỏ bazan.

- Thời kỳ bón phân, cách bón phân cho cây ngô:

+ Lượng phân bón đầu tư: Căn cứ vào qui trình kỹ thuật của từng giống, nhưng do mặt độ trồng tăng gấp đôi nên lượng phân phải bón tăng từ 25 - 30%.

+ Cách bón:

* Bón lót: Sau khi chăng dây đặt bầu ngô bón toàn bộ phân chuồng + phân lân vào xung quanh bầu ngô (cách bầu 2 - 3cm) rồi vun kín gốc.

• Bón thúc: Bón thúc 3 lần với liều lượng phân bón như sau:

* Thúc lần 1 (khi cây ngô có 4 - 5 lá): Bón 1/3 lượng phân đạm + 1/2 kali có thể hòa tan phân vào nước tưới hoặc rắc phân kết hợp với xới nhẹ mặt luống rồi tưới nước nhẹ.

* Thúc lần 2 (khi cây ngô có 10 - 11 lá): Bón 1/3 lượng phân đạm + 1/2 kali có thể hòa tan phân vào nước tưới hoặc rắc phân kết hợp xới vun cao gốc rồi tưối nước nhẹ. 

* Thúc lần 3 (khi cây ngô trổ cờ phun râu xong): Bón 1/3 lượng phân đạm còn lại bằng cách hòa tan phân đều trong nước tưới xung quanh gốc.

- Cân đôi việc bón phân cho cây ngô:

Ngô là cây trồng có tiềm năng năng suất rất cao, đồng thời cũng lại có nhu cầu dinh dưỡng rất lốn. Hiện tại trên thế giói năng suất kỷ lục của ngô là 212 tạ/ha (7,8 tạ/sào Bắc bộ) và vối 'năng suất này thì nhu cầu về dinh dưỡng rất lớn. Tuy nhiên, trung bình với năng suất 6 tấn/ha, cây ngô hút 155kg N (337kg urê), 60kg P20 5 (360kg supe lân) và llõkg KC1 (192kg kali clorua), còn nếu tính cho 1 sào Bắc bộ thì với năng suất 220kg cần 12,5kg đạm urê, 13kg supe lân và 7kg kali clorua.

+ Bón cân đối đạm - kali cho ngô có hiệu lực cao hơn nhiều so vối lúa. Bội thu do bón cân đôì (trung bình của nhiều liều lượng đạm) có thể đạt 33 tạ/ha trên đất phù sa sông Hồng; 37,7 tạ/ha trên đất bạc màu; 11,7 tạ/ha trên đất xám và 3,9 tạ/ha trên đất đỏ vàng. Xét về hiệu quả kinh tế thì bón phân cân đối cho ngô trên đất bạc màu, đất xám có lãi hơn nhiều so với đất phù sa và đất đỏ vàng.

Bón từng loại phân riêng rẽ hiệu lực không cao, bón kết hợp thì hiệu lực tăng đáng kể, cao hơn cả tổng hiệu lực của mỗi loại phân bón. Kết quả nghiên cứu về hiệu lực yếu tô và tương hỗ trong ví dụ bón phân cho ngô đông trên đất phù sa sông Hồng: Nếu chỉ bón đạm thì hiệu quả đầu tư thấp, hệ số lãi chỉ đạt 1,98; nếu bón kết hợp đạm - lân thì hệ số lãi tăng lên 2,47; còn nếu bón cân đổì đầy đủ đạm - lân - kali thì hệ số lãi là 2,8.

Khi lượng đạm bón càng cao thì càng cần thiết phải bón phân cân đôi.

+ Cân đối vô cơ - hữu cơ với ngô đông cũng quan trọng. Phân chuồng rất tốt cho ngô, song nếu không bón phân khoáng, đặc biệt là đạm thì hiệu lực của phân chuồng cũng rất thấp. Chỉ bón phân chuồng, hiệu quả đạt 30kg ngô hạt/tấn phân chuồng, còn nếu bón kết hợp với đạm thì hiệu suất tăng lên 126kg ngô hạt/tấn phân chuồng.

Việc cung cấp sớm và đủ chất dinh dưỡng cho ngô là rất cần thiết. Với ngô, nếu bón chậm trong nhiều trường hợp có thể mất trắng. Nhất thiết cần bón lót toàn bộ lân và phân chuồng, phân đạm tùy theo phương pháp gieo trồng mà quy định cho phù hợp. Với ngô bầu nên bón tối thiểu 3 lần: lót 25%, thúc lần 1 vào lúc 6 - 7 lá: 45% và lần 2 vào lúc trưốc trổ 30%. Vối ngô gieo hạt thì không nên lót và tiến hành thúc sốm vào lúc cây 3 - 4 lá (30%), số” đạm còn lại chia bón 2 lần vào lúc cây 9 - 10 lá và trước trổ. Phân kali nên chia thúc 2 lần vào các thời kỳ 6 - 7 lá và trước trổ.

Việc bón phối hợp các dạng phân có chứa lưu huỳnh cũng như phun phân có chứa kẽm đều góp phần cân đối nhu cầu của cây và tăng năng suất ngô đáng tin cậy.

Lượng phân bón khuyến cáo cho ngô phải tùy thuộc vào đất, giống ngô, thời vụ. Giông có thòi gian sinh trưởng dài hơn, có năng suất cao hơn cần phải bón lượng phân cao hơn. Đất chua phải bón nhiều lân hơn, đất nhẹ và vụ gieo trồng có nhiệt độ thấp cần bón nhiều kali hơn. 

Chăm sóc cây ngô

- Yêu cầu chăm sóc chung:

+ Tưới đủ độ ẩm cho cây ngô từ khi đặt bầu đến khi trổ cờ phun râu xong (nếu có điều kiện nên tháo nước 1/2 rãnh).

+ Bón lót đủ lượng phân qui định, bón thúc đủ 3 lần, bón thúc lần 2 kết hợp vun cao gốc để cây không bị đổ ngã.

+ Xối xáo kết hợp bón thúc lần một và nhổ sạch cỏ dại khi cây ngô có 4 - 5 lá.

+ Rắc 6 - 7 hạt Furadan 3H hoặc Basurin 10H vào nõn để trừ sâu đục thân.

+ Phun trừ sâu đục nõn, ăn lá và hạt ngô bằng thuốc Sherpa 25.EC hoặc Regent 800 WG. Trừ rệp bằng Trebon 10EC hoặc Sumicidin. Phun thuốc Validacin trừ bệnh khô vằn hại bẹ lá ngô nhằm đảm bảo năng suất thu hoạch.

+ Chủ yếu là xới xáo và làm cỏ sớm. Đất trồng phải được xới xáo cho tơi xốp để bộ rễ phát triển tốt. Nên kết hợp làm cỏ trước khi bón phân cho ngô để tránh sự cạnh tranh dinh dưỡng của cỏ dại làm giảm nàng 'suất ngô và lây lan sâu bệnh cho cây trồng.

+ Chú ý: Nên bổ sung nước trong giai đoạn trổ cờ, phun râu và chín sữa nếu thời tiết hạn, không mưa.

- Chăm sóc ngô giai đoạn sắp thu hoạch: Ngô là cây dễ trồng, nhưng các khâu kỹ thuật chăm sóc thê nào để đạt năng suất cao, chất lượng hạt tốt, đặc biệt là thòi kỳ chuẩn bị thu hoạch thì không phải ai cũng biết và làm đúng.

xuân nông

CTY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP XUÂN NÔNG

Địa chỉ: 21/5 Đường Võ Nguyên Giáp, Khu Vực 1, P. Hưng Thạnh, Q. Cái Răng, TP. Cần Thơ (gần chân cầu Hưng Lợi)

Địa chỉ: 352C, đường 30/4, P.Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Số điện thoại: 0763800763

Email: caygiongcantho.vn@gmail.com

Viết bình luận của bạn
zalo