KỸ THUẬT TRỒNG XOÀI
CTY XUÂN NÔNG
Chủ Nhật,
16/01/2022
Thời vụ trồng
Xoài được trồng vào đầu mùa mưa. Ở miền Nam vào tháng 4, tháng 5. Ở từng vùng cụ thể cần điều chỉnh thòi gian trồng thích hợp để đảm bảo cây trồng xuống đạt tỷ lệ sống cao, như ỏ Trà Vinh - nơi chịu ảnh hưỏng của mặn phèn, năm 2004 hạn Bà Chằng ở miền Tây sớm vào tháng 6 đầu tháng 7, nên trồng sốm vào tháng 4 tháng 5 có thể bị hại néu tưó'i không đủ. Ở miền Bắc do có mưa phùn trời ẩm nên có thể trồng sớm hơn khoảng 1 tháng, trồng vào tháng 3, tháng 4.
Mật độ và hố trồng
Do bộ rễ xoài ăn rất sâu và rộng nên hố trồng xoài phải đào sâu, rộng. Ở ĐBSCL với giống xoài Bưởi khoảng cách trồng không dưới 5 - 7m; với xoài Cát cây to hơn thì khoảng cách không dưới 8 - 9m. Ở đất cao miền Đông và miền Bắc có thể rộng thêm chút ít. Trồng xong cần tưới đủ nưốc, phủ góc, tìm cách che cho cây con vài tháng đầu.
Ở đồng bằng sông cửu Long, phần lớn diện tích đất chịu ảnh hưởng của lũ úng với mức độ khác nhau, nên những nơi đó xoài được trồng trên mô sau khi đã lên líp. Mô lúc đầu được đắp với chiều rộng là 80 - 100cm, cao 30 - 60cm, sau đó bồi to rộng dần. Đất đắp mô gồm: 2 - 3 phần đất, 1 phần phân chuồng, phân hữu cơ hoai mục, tro trấu, nên thêm khoảng 3 lạng phân NPK 16-16-8, những nơi có mối thêm 10g Furadan. Tất cả trộn đều, vun mô, chuẩn bị trước khi trồng vài tuần lễ.
Một số điểm cần chú ý khi trồng như sau: Khi dùng phân đã hoai có thể bỏ ngay dưới gốc cây, còn phân chưa hoai nên cho xuống đáy hố; trồng cả bầu tuy mất công vận chuyển hơn nhưng tỷ lệ câỵ sống cao, cây chóng phục hồi hơn so với khi trồng rễ trần; cây đã mang ra đén hố tiến hành trồng ngay, không để dãi nắng; không trồng vào những ngày gió to, không trồng vào lúc trưa nắng; khi bóc bịch PE để trồng không được để vỡ bầu.
Chăm sóc
Không để xoài ra quả sớm vì sẽ làm kiệt cây, nên ngắt bỏ chùm hoa một vài năm đầu ngay khi mổi hình thành. Đến năm thứ ba trỏ đi mới để quả hình thành và để đến chín. Nên tĩa sớm những cành nhỏ trong khoảng lm tính từ mặt đất trỏ lên, không cho xoài đâm cành để gốc được thoáng, không để cành chĩu đụng đất mà phải tạo tán cho gọn, thoáng, cũng không để cây cao quá. Hàng năm sau khi thu hoạch nên tỉa cành bị sâu bệnh, cành khuất trong tán, cành mất cân đối, và nhất là những cành mọc từ gốc ghép. Xoài thưòng ra khoảng trên dưổi 5 cành mới ỏ đầu cành, chỉ để một vài cành to khỏe, số còn lại nên loại bỏ để cho quả to và ít rụng hơn, năng suất sẽ cao hơn.
Xoài trồng với khoảng cách rộng nên nhiều hộ nông dân tranh thủ trồng xen trước khi xoài khép tán, để "lấy ngắn nuôi dài", có thể cải thiện cơ cấu bữa ăn gia đình và làm hàng hóa. Tuy nhiên, cần lưu ý: trong vòng bán kính 120cm từ gốc, không nên trồng xen; không nên trồng những cây lâu năm như sắn (củ mì), mía,... không nên trồng những cây làm kiệt đất như ngô (bắp), gừng, vừng (mè); nên trồng những cây họ Đậu làm tốt đất như lạc (đậu phụng), đậu tương (đậu nành), đậu xanh, hoặc có thể trồng rau ăn ngắn ngày...
Tưới nước
Xoài là cây chịu hạn, rễ xoài ăn sâu và rộng, vối lượng mưa trong năm từ 1.600 - 1.700mm là đã dư nước. Mùa khô ỏ miền Bắc lại có mưa phùn, độ ẩm cao nên xoài nói chung không cần tưới, ớ miền Nam có mùa khô khá dài và gay gắt nên xoài cần được tưới, nhất là khi còn non. Ớ đồng bằng sông cửu Long có mực nước ngầm cao, không sợ thiếu nưốc như ỏ miền Đông, Tây Nguyên, Nam Trung bộ. Trồng xoài kinh doanh nên dự trù kế hoạch tuổi lúc khô hạn, nhất là khi mổi hồng. Nhiều nhà vườn rộng ổ ĐBSCL và miền Đông đã có hệ thống tưới phun tự động và tuoi nhỏ giọt tại gốc, có nhà vưòn đã kết hợp bón phân với tưới nũốc qua hệ thống ống tưới nưỏc, đây là một kỳ thuật tiên tiến được áp dụng phổ biến ỏ những quốc gia thiếu nưốc trầm trọng như Israen (ferti-irrigation).
Thiếu hay thừa nữốc đều ảnh hưỏng đến sinh trưỏng và phát triển của xoài, đến số lượng lộc cành. Để xoài phân hóa mầm hoa tốt thì trước lúc phàn hóa mầm hoa cần để cho đất khô hạn từ 60 - 90 ngày, nói chung cây tốt thì để thời gian khô hạn dài hơn. Người làm vườn Nam bộ gọi là "xiết nước" cho nhiều loại cây ăn quả trong đó có xoài. Sau thời kỳ này, xoài lại rất cần nưổc cho quá trình ra nụ, nỏ hoa, đậu quả và giúp qủa phát triển thuận lợi.
Quả xoài bị nứt ngoài nguyên nhân về gióng, thường xẩy ra trong trường hợp vườn xoài bị khô hạn mà không được tưới nưổc đầy đủ, sau đó gặp mưa hay tưổi đẫm đột ngột. Bón phân không cân đối cũng có thể làm cho trái xoài bị nứt, như bón thừa đạm và kali làm cây xoài không hút được Canxi. Lúc này có thể bón thêm vôi, hoặc phun Ca(N03)2.
Bón phân
Chưa có thí nghiệm chính quy về việc bón phân cho xoài như đối với lúa và nhiều cây trồng ngắn ngày khác, nhưng qua kết quả thử nghiệm và kinh nghiệm cho thẩy khi xoài được bón phân thích họp cho hiệu quả kinh tế rõ. Một số kinh nghiệm trong và ngoài nước được đúc kết như sau:
Lượng phân bón và cách bón
- Bón vào hố khi trồng: Mỗi hố 20 - 30kg phân chuồng hoai, 2,3kg super lân, 1kg muriat kali. Nếu thiếu phân chuồng có thể thay bằng rơm rạ hoai mục sau khi làm nấm rơm, bón thêm độ 100g urê. Tất cả trộn đểu vổi đất mặt khi đào hố để riêng ra (với tỷ lệ 3 phần đất, 1 phần hỗn hợp phân trên).
- Bón cho cây: Lượng phân này quá thấp so vổi thực tế tại vùng ĐBSCL.
Năm thứ nhất: bón cho 1 gốc xoài 300g urê, 1 - 1,2kg super lân và 100 - 150g clorua kali. Các năm sau mỗi năm tăng lên 20 - 30% so với năm thứ nhất. Lượng phân này được chia làm 5 - 6 lần bón/năm.
Cách bón theo hình chiếu tán cây. Và cần lưu ý rằng trước lúc cây ra hoa hạn chế dùng phân đạm, dùng chủ yếu là lân và kali.
- Nơi bón phân: cần bón nông, càng ít động đến rễ càng tốt. Chiều ngang của rễ một cây xoài 30 tuổi có thể ăn xa tói 7,5m tính từ gốc, nhưng rễ hút tập trung ỏ lớp đất mặt tới độ sâu 15cm và phần lổn lan xa cách gốc 250cm. Vì vậy, nên bón nông từng lỗ nhỏ vối độ sâu 15 - 20cm theo vòng tròn quanh gốc, đợt bón đầu gần, sau xa gốc dần.
- Thời gian bón thúc dưỡng cây: Phân chuồng và phân super iân cần bón sớm, bón vào lúc sau thu hoạch và trước lúc xoài ra hoa. Phân đạm bón khi vừa ra hoa và khi hình thành đợt ra đọt mói. Có thể phun 2 - 3% lên lá trước khi ra hoa hoặc ngay khi quả đang lớn.
Hiện nay tuy chưa nhiều nhưng đã có mô hình vưòn trồng cây ăn trái hữu cơ, quá trình chăm bón không dùng một loại phân bón vô cơ và thuốc sát trùng nào.
Những tác động kỹ thuật khi xoài ra hoa kết trái
Có 2 hiện tượng sinh lý ra hoa xoài đáng chú ý là:
1) Có nhiều giống xoài ra hoa kết trái cách niên, sản lượng không đều, năm quả nhiều năm ít như xoài Cát, xoài Thanh Ca ỏ nước ta, giống Dashehari ỏ Ân Độ. Có giống hiện tượng cách niên không rõ, có giống sai quả liên tục hàng năm như xoài Bưỏi ở ta, giống Carabao ỏ Philippines..
2) Xoài ra hoa rất nhiều, đậu quả nhiều tuy so vỏi só lượng hoa thi không đáng kể. Nhưng quả này lại bị rụng rất nhiều thậm chí không còn trái nào phát triển đến chín dẫn đến mất mùa. Điều này có thể giải thích như sau: Một chùm hoa xoài có tối từ 1.000 đến 6.000 hoa. Trong một chùm hoa xoài thì hoa lưỡng tính có cả bầu và nhi chỉ chiếm trung bình khoảng 20%, và biến động từ vài phần trăm đến 60 - 70%. Chỉ có hoa lưỡng tính mới có thể phát triển từ hoa thành quả trong vòng khoảng 100 ngày nhưng lại phụ thuộc vào rất nhiều điều kiện.
Giống như các loài cây ăn quả khác khả năng kết trái của xoài phụ thuộc vào:
1) Bản chất di truyền của giống, như giống xoài Cát Hòa Lộc có chất lượng rất cao nhưng khả năng kết trái lại kém; xoài Bưỏi có chất lượng thấp hơn nhưng khả năng kết trái lại cao hơn nhiều.
2) Điều kiện ngoại cảnh như mưa gió, nóng lạnh, úng hạn...
Những vấn đề trên đều có thể có giải pháp khắc phục cho xoài kết trái tót hơn ỏ những mức độ nhất định, như có một cơ cấu giống xoài hợp lý và có biện pháp kỹ thuật canh tác thích hợp, trước hết cần khắc phục hiện trạng cách niên và hiện trạng rụng quả non.
Hiện trạng cách niên ỏ xoài biểu hiện ỏ chố: năm này được mùa, năm tiếp sau là năm bị mất mùa. Phải chăng năm được mùa đã lấy đi của cây quá nhiều chất dinh dưỡng làm cho năm sau bị thiếu. Cây càng yếu, càng già hiện trạng cách niên càng rổ, có khi được mùa một năm, tiếp theo là mất mùa đến 2 năm, 3 năm sau
Có những biện pháp kỹ thuật có thể giảm nhẹ hiện trạng cách niên nhưng không loại trừ được hoàn toàn, ngoại trừ việc trồng giống xoài không có bản chất di truyền cách niên.
Ngoài biện pháp chăm bón tốt cho cây sung sức, có thể dùng một số hoá chất trên cơ sỏ' có ý kiến cho rằng cách niên là do thiếu nliững chất điều hòa sinh trưỏng như auxin, cytokinin v.v... Ớ Philippines người ta đã phun Ethephon với nồng độ 500 - l.OOOppm thấy có tác dụng kích thích xoài ra hoa nhưng không ổn định, ớ ĐBSCL đang dùng KN03 thường vào lúc đã kết thúc mùa mưa, cho kết quả chắc chắn hơn, lại rẻ hơn nhiều, và có thể trộn với thuốc trừ sâu để giảm công lao động phun. Liều lượng dùng: 1 Og KNO3 hòa trong 1 lít nưốc, mỗi cây phun 20 - 40 lít dung dịch này. Biện pháp này chỉ có tác dụng rõ khi cây ngừng sinh trưỏng, búp đã phát triển, hơi có màu đồng.
Hiện trạng rụng nhiều quả non ổ xoài cũng thấy ỏ nhiều loài cây ăn quả khác. Theo một kết quả theo dõi xoài ổ Ân Độ với gióng Dashehari: só quả đậu trên 1 cây là 23.601, cho đen chín rụng mẩt 23.337 quả, còn lại có 1,12% quả đậu cho đến chín. Xoài rụng quả nhiều là do:
- Số lượng hoa lưỡng tính ít, bình quân chiếm 10 - 25% tổng só hoa. Trong số những hoa lưỡng tính, thì có đến 30 - 40% số hoa có nhụy không bình thưòng.
- Khả năng tự thụ phấn của xoài rất khó khăn, hầu như không đạt kết quả, thường tỉ lệ đậu chỉ từ 0,0 % đến 1,6 %. Nếu thụ phấn chéo thì tỉ lệ trên tăng 6% đến trên 23%.
Cần có môi giới mang phấn tói hoa mẹ đó là gió và côn trùng (ong bướm và nhất là ruồi nhà).
- Thời tiết xấu, đất hạn hay úng, sâu bệnh đều là những nhân tó làm hạn chế đến khả năng thụ phấn của xoài.
Có thể khắc phục nguyên nhân rụng quả ở xoài bằng một số biện pháp sau:
- Thường những gióng có cuống to ít bị rụng quả. Đặc tính này được các nhà tạo giống xoài chú ý, đó là: dùng những giống xoài có đặc tính này làm vật liệu di truyền tạo chọn giống mổi. Đây là nhiệm vụ của các nhà chọn tạo giống.
- Phun chất điều hoà sinh trưỏng cũng có thể giảm số quả rụng, như auxin, gibberellin, và cytokinin.
CTY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP XUÂN NÔNG
Địa chỉ: 21/5 Đường Võ Nguyên Giáp, Khu Vực 1, P. Hưng Thạnh, Q. Cái Răng, TP. Cần Thơ (gần chân cầu Hưng Lợi)
Địa chỉ: 352C, đường 30/4, P.Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Số điện thoại: 0763800763
Email: caygiongcantho.vn@gmail.com