KỸ THUẬT XỬ LÝ RA HOA SẦU RIÊNG

CTY XUÂN NÔNG
Thứ Sáu, 14/01/2022

1. Chăm sóc sau khi một đợt thu hoạch

  • Mục tiêu kích thích cho cây 1-2 cơi đọt tuỳ thuộc vào tình trạng sinh trưởng của cây:
  • Cắt tỉa cành bị sâu bệnh, cành ốm yếu, đan chéo trong thân hoặc cành non mớ mọc trên cành chính
  • Nếu có đốm rong trên lá, cành nên phun thuốc gốc đồng
  • Bón phân: 10-15kg phân hữu cơ kết hợp với Trichoderma hay phân hữu cơ vi sinh ngừa nấm hại trong đất

  • Bón 1-2kg phân hoá học: NPK có tỷ lệ 3:2:1 hay 4:3:2
  • Tưới nước: 1-2 ngày/ lần
  • Phun thuốc ngừa rầy nhảy sau khi đọt non xuất hiện
  • Phun phân vi lượng hay bón qua lá sau khi cây ra đọt non
  • Giữ mực nước trong mương ổn định ở độ sâu 60-80cm

2. Tạo mầm hoa

  • Liều lượng dưới đây dành cho cây từ 8-10 năm tuổi
  • Giai đoạn một tháng trước khi phun Paclobutrazole, bón phân theo tỷ lệ dưới đây với mục tiêu làm giảm sự sinh trưởng của cây
  • Bón phân NPK có tỷ lệ 1:3:2 hay 1:3:3 để thúc đẩy hình thành mầm hoa hoặc trộn phân KCL + DAP theo tỷ lệ 2:1, liều lượng 0.5kg/cây.
  • Giai đoạn 7 ngày trước khi phun Paclobutrazole
  • Phun MKP 0-52-34, nồng độ 0.5% ướt đều 2 mặt lá, bắt đầu xiết nước (bơm nước ra khỏi mương cho đến khi kích thích trổ hoa
  • Phun Paclobutrazole kết hợp với xiết nước nồng độ 1000-1500 ppm, phun hoá chất dêud lên 2 mặt lá lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Nhà vườn thường phun hoá chất trước khi phủ liếp cho hoá chất có thể thấm vào đất. Tăng hiệu quả hơn đối với cây cho trái vài năm đầu, sinh trưởng mạnh, trong khi phủ liếp trước, phun hoá chất sau để hoá chất không thấm vào đất, hạn chế được sự lưu tồn nếu cây trưởng thành hay trong thời vụ ra hoa thuận lợi.

  • Xiết nước trong mương thiệt khô
  • Phủ nilong mặt liếp
  • Đào hộc xung quanh gốc, khoảng 2.5-3m từ gốc cây sầu riêng

Một số lưu ý:

  • Khi cây còn tơ (ra trái 1-2 mùa) xử lý nồng dộ Paclobutrazole cao hơn cây trưởng thành
  • Cây sinh trưởng mạnh, lá xanh tốt, xử lý nồng độ Paclobutrazole cao hơn cây cằn cõi
  • Không nên kích thích ra hoa đối với những trường hợp sau: cây 1-2 năm tuổi, chưa trưởng thành, cây sinh trưởng kém (lá thưa, ít hoặc bị bệnh thán thư hay rụng lá do nấm Phytophthora.

3. Giai đoạn ra hoa

Nhú mầm hoa (mắt cua) 20-30 ngày sau khi phun Paclobutrazole

- Kích thích trổ hoa và phá miên trạng mầm hoa: Khi nhú mầm hoa "mắt cua", phun KNO3 nồng độ 0.5-1% để thúc hoa phát triển tập trung, ngừa mầm hoa bị chai, phun đều lên mầm hoa. Một điều cần lưu ý là, trong mùa thuận, mầm hoa xuất hiện trong điều kiện lạnh khô, nếu điều kiện khắc nghiệt như ở miền Đông Nam Bộ thì mầm hoa sẽ không phát triển được, mầm hoa chỉ phát triển khi có mưa. Do đó, trong thời vụ này cần tưới đủ ẩm độ cho mầm hoa phát triển.

- Bón phân thúc hoa và đọt phát triển:NPK tỷ lệ 1:1:1 + Ure trộn với tỷ lệ 3:1, liều lượng 0.5-0.7kg/cây.

- Ngừa sâu bệnh, đặc biệt là thán thư hại hoa trong mùa mưa.

- Cho nước vô mương trở lại và giữ ở độ sâu từ 60-80cm từ mặt liếp. Tưới nước trở lại cho cây. Nên tưới ở lượng nước đủ ẩm ở những ngày đầu, sau đó lượng nước tăng dần nhưng tránh tình trạng đọng nước và lèn mặt liếp.

- Cây sầu riêng ra đọt trong giai đoạn đậu trái hay phát triển trái. Tuy nhiên, nếu cây không ra đọt cũng làm cho trái phát triển bất thường hay bị dị dạng do thiếu nguồn cung cấp chất dinh dưỡng (cacbohydrat - sản phẩm quang hợp), nên nhà vườn thường chú ý kéo đọt - kích thích cho cây sầu riêng ra đọt sau khi mầm hoa xuất hiện khoảng 7-10 ngày (hoa dài 4-5 cm) bằng cách phun gibberellin ở nồng độ 10-15cm hay kết hợp với phân bón lá với hàm lượng đạm cao NPK có tỷ lệ 2:1:1 hay 3:1:1 để kích thích ra đọt non.

- Trên giống sầu riêng Ri 6, mầm hoa từ khi phát triển đến khi hoa nở khoảng 55 ngày, trong khi thời gian phát triển một đợt đọt khoảng 45 ngày. Do đó muốn kích cho cây ra đọt nở cùng lúc với hoa phải thực hiện trong vòng 7-10 ngày sau khi hoa nhú.

Giai đoạn hoa phát triển

Tỉa hoa: giai đoạn 20-40 ngày sau khi hoa phát triển

Cách tỉa: tỉa bỏ hoa ở ngoài tán, trên thân hoặc gần sát thân chính, tỉa bỏ những chùm hoa gần sát nhau, cuống nhỏ, để lại những hoa có cuống to, khoảng cách đều giữa các chùm hoa trên cành. Mật độ hoa tốt nhất là khoảng từ 3-6 chùm hoa trên mỗi mét chiều dài của cành, các chùm hoa cách nhau khoảng 30cm

Phun thuốc ngừa sâu bệnh trước khi hoa nở, đặc biệt là ngừa bệnh thán thư làm khô hoa

Giai đoạn trước khi hoa nở: 3-5 ngày trước khi hoa nở, phun canxi-bo để tăng đậu trái

Ngừng phun các loại thuốc trừ sâu bệnh

4. Giai đoạn đậu trái

Thụ phấn bổ sung bằng tay nhằm làm tăng tỷ lệ đậu trái và trái tròn đủ 5 múi

Thụ phấn những chùm hoa ở giữa cành, không thụ phấn chùm hoa ở ngọn cành sẽ dễ bị gãy hay sát thân chính trái sẽ phát triển chậm.

Thời gian thụ phấn: 19-22 giờ 
Phương pháp thụ phấn: dùng cây chổi bằng nylong hay lông gà quơ qua quơ lại vài lần lên nướm của chùm hoa đang nở của cây lấy phấn, sau đó thực hiện tương tự lại trên hoa cần thụ phấn.

5. Giai đoạn rụng trái non

Phun phân bón lá NPK 15-30-15 nồng độ 0.5% để hạn chế sự rụng trái non, phun lần 2 sau 10-15 ngày.

Phun thuốc ngừa sâu bệnh.

Phun Gibberellin (GA3) nồng độ 5-10 ppm (1g nguyên chất/100-200 lít nước) để hạn chế sự rụng trái non, phun 2 lần cách nhau 10-15 ngày.

6. Giai đoạn phát triển trái

* 7-10 ngày sau khi đậu trái

Phun thuốc ngừa sâu đục trái

Tưới nước đủ ẩm, không để thiếu nước trái sẽ phát triển kém, giữ mực nước trong mương ổn định từ 60-80cm.

Kéo đọt: bón phân hàm lượng đạm cao NPK tỷ lệ 2:1:1 hay 3:2:1 kết hợp phân bón lá có hàm lượng đạm cao NPK tỷ lệ 3:1:1 và Gibberellin nồng độ 10 ppm.

* 20-25 ngày sau khi đậu trái

Tỉa trái non lần nhất: tỉa trái bị méo, chùm hay cành có nhiều trái

Phun MPK 0-52-34 nồng độ 1-1.5% ngăn chặn ra đọt non, 10-15 ngày /lần

Bón phân lần 1: Thúc phát triển trái phan NPK tỷ lệ 1:1:1 có thể kết hợp với phân Ure với tỷ lệ 3:1nếu cây ra nhiều trái, trung bình 1-1.5kg/ cây tuỳ theo tuổi cây và số trái/cây.

* 40-45 ngày sau khi đậu trái

Tỉa trái non lần thứ 2 khi trái có đường kính 8-10cm

* 55-60 ngày sau khi đậu trái

Phun Ca(NO3)2 nồng độ 0.2% để hạn chế hiện tượng sượng cơm hay Canxi-bo để khắc phục hiện tượng cháy múi trên sầu riêng Ri 6

Bón phân lần 2: phân NPK tyr lệ 2:1:3 trung bình 0.5-1kg/cây

*75-80 ngày sau khi đậu trái

Phun MgSO4 nồng độ 0.2% để hạn chế sượng cơm

Bón phân lần 3 như lần 2 nếu giống sầu riêng có thời gian thu hoạch trên 100 ngày

Phun KNO3 nồng độ 0.5-1%

Chú ý phòng ngừa bệnh thối trái nhất là thời vụ có mưa, nên thu gom trái rụng đem ra khỏi vườn tiêu huỷ, không nên để trái rụng trong mương  tưới hay trên mặt liếp trong vườn.

 

CTY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP XUÂN NÔNG

Địa chỉ: 21/5 Đường Võ Nguyên Giáp, Khu Vực 1, P. Hưng Thạnh, Q. Cái Răng, TP. Cần Thơ (gần chân cầu Hưng Lợi)

Địa chỉ: 352C, đường 30/4, P.Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Số điện thoại: 0763800763

Email: caygiongcantho.vn@gmail.com

Viết bình luận của bạn
zalo