KỸ THUẬT XỬ LÝ RA HOA TRÊN NA THÁI HOÀNG HẬU

CTY XUÂN NÔNG
Thứ Bảy, 22/01/2022

Na Thái sẽ ra hoa sau hơn 1 năm trồng đối với gốc chiết cành

cây giống cần thơ

Giai đoạn 1: Tạo cơi và cắt cành

Các bước 

  • Bón phân thúc cơi
  • Bón phân chặn đọt
  • Phun tạo mầm
  • Cắt cành
  • Kỹ thuật sau cắt cành

1. Dinh dưỡng thúc cơi

cây giống cần thơ

Hữu cơ: 100-500g/cây

NPK: 100-300g/cây

Lân: 100-300g/cây (nếu cần)

Humic: 1kg/50-100 cây

Giai đoạn thúc cơi chú ý phun ngừa 7-10 ngày/lần để ngừa các loại sâu bệnh như thán thư trên lá, rệp sáp, nhện đỏ, rầy phấn trắng, phun kết hợp với amino acid và vi lượng.

2. Dinh dưỡng cung cấp để làm già cơi - chặn đọt

Chủ yếu sử dụng Lân và Kali theo tỷ lệ khuyến cáo 5:1

Cứ 50kg Lân (bột/viên) thì cộng với 10kg Kali (bột/miễng)

Rãi lớp mỏng từ nửa đường kính tán ra ngoài.

Ngoài ra có thể dùng các loại NPK có tỷ lệ Kali cao và Lân cao như 1:1:2 hoặc 2:1:3

Giai đoạn làm già cơi chặn đọt không nên sử dụng các loại NPK có tỷ lệ N:P:K dưới đây: 20-20-15, 25-25-5, 20-10-10,30-10-10,30-9-9.

Có thể dùng phân NPK có tỷ lệ 1:1:1 (15-15-15,16-16-16,17-17-17) kết hợp với Kali cứ 10kg NPK theo tỷ lệ trên kết hợp 1.5-2kg Kali.

Tưới đẫm nước 1-2 ngày sau khi rãi phân để phân tan nhanh và hấp thu tốt.

3. Tạo mầm

Phun tạo mầm lần 1 sau khi rãi phân

Phun tạo mầm lần 2 sau lần 1 khoảng 5-7 ngày và trước cắt cành 1-2 ngày (nếu cần)

Phun các sản phẩm NPK có hạm lượng Lân cao như 10-55-10, 10-60-10.

cây giống cần thơ

Sau tạo mầm lần 1 không cung cấp phân bón cho đến khi đậu trái, cắt nước, rút mực thuỷ cấp xuống (60cm so với mức liếp), cho đến khi nhú mầm.

4. Cắt cành

Tiến hành cắt cành sau rãi phân 7-10 ngày, thời điểm cây xào lá, rụng lá già.

Cắt khi thời tiết nắng tốt, vệ sinh dụng cụ cắt để khử trùng mầm bệnh, sau khi cắt phun thuốc trừ bệnh.

Những cành chúng ta muốn để trái thì cắt chừa lại 1 khoảng 5-10cm, nên chọn những cành gần thân, cành lớn. Cành chồi phía ngoài và phía trên cắt chừa khoảng 15-40cm.

5. Sau cắt cành

Sau khi cắt cành, phun thuốc và sau đó không tác động gì đến vườn Na Thái nửa, chời đến khi nhú mầm, thời gian nhú mầm từ 7-10 ngày sau cắt.

Giai đoạn 2: Nhú mầm hoa đến khi đậu trái

Các bước

  • Xử lý khi gặp mưa
  • Tỉa chồi
  • Phun sâu bệnh
  • Bo
  • Tưới nước
  • Thụ phấn bổ sung

1. Xử lý khi mưa

Nếu gặp mưa nhỏ thì bỏ qua, mưa lớn thì phải có biện pháp thoát nước cho vườn, sau đó phun MKP (0-52-34), lưu ý chỉ phun khi cây chưa nhú mầm.

2. Tỉa chồi

Sau khi cắt khoảng 10-15 ngày cây sẽ nhú chồi, chồi lên được 4-5 ngày tiến hành tỉa

3. Sâu bệnh

Chỉ phun được 1 lần, buộc phải hiệu quả thì mới phun, nên sử dụng thuốc lưu dẫn, không nóng cây, không có mùi, không ảnh hưởng ong (ong giúp thụ phấn tốt hơn)

Nếu phun thuốc sâu rầy nên sử sử dụng dạng SC (sữa) hoặc WG (cốm)

Thuốc sâu: Emamectin (cốm)

Thuốc rầy: Thiamethoxam (cốm) hoặc Pymetrozine (cốm)

Rụng hoa -trái: Nguyên nhân: do sâu rầy, rụng sinh lý,do thời tiết hoặc do mất cân đối dinh dưỡng.

4. Bổ sung Bo

Phun định kỳ từ 7-10 ngày/lần từ lúc nhú hoa đến khi đậu trái lớn

Bổ sung Bo để tăng chất lượng thụ phấn, chống sốc ( nên sử dụng Canxi Bo khi gặp mưa), chống rụng hoa và trái, giúp phát triển trái, đẹp trái, chống hiện tượng nứt trái.

Nên phun Bo đúng liều lượng, đúng thời điểm, đúng thời gian lặp lại.

5. Nước tưới

Tưới nước cho na thái khi xử lý ra hoa là việc rất quan trọng, vì vậy phải cung cấp đúng lượng nước và đúng thời điểm cho cây. Nếu thời tiết nắng nóng, chỉ nên tưới nhẹ vào chiều mát, nếu mưa dầm nên chú ý thoát nướ và phun bổ sung KaliBo, CanxiBo.

cây giống cần thơ

Nếu giai đoạn này khi cây gặp mưa có thể dẫn đến rụng trái, nguyên nhân do mất cân đối dinh dưỡng, đạm cao cây sẽ đi đọt mạnh, sốc rễ do ngập úng. Trong thời tiết mưa đêm thì hiệu suất đậu trái của cây sẽ giảm do hạt phấn không phát tán được, ong không hoạt động được, hạt phấn bị nước đè nặng, giảm sức sống. 

6. Thụ phấn bổ sung

Ưu điểm:

Loại bỏ bớt bông đầu cành, tăng khả năng đậu trái trong thân

Tăng số lượng trái loại 1

Khuyết điểm: tăng chi phí và khó tìm nhân công cho nên công đoạn thụ phấn bổ sung có thể không bắt buộc.

Cách thụ phấn

  • Hoa Na: nhị cái và nhị đực
  • Nhị cái nở trước nên tự thụ kém
  • Thụ phấn chéo nhờ côn trùng
  • Thụ phấn nhờ gió: trường hợp này ít do hạt phấn nặng
  • Hoa nở cơ bản theo 3 đợt kéo dài từ 10-15 ngày. đợt giữua là đợt rộ nhất nên có thể thụ phấn trong thời điểm 8-10 ngày
  • Thời gian lấy phấn: 16-18 giờ
  • Thời gian thụ phấn: 7-10 giờ sáng
  • Cách để thụ phấn đồng loạt: lấy phấn tối hôm trước, sáng hôm sau thụ cả vườn, lặp lại sau 3-4 ngày.
  • Lấy phấn hoa đầu cành thụ cho hoa trong thân, vì trái đầu cành dễ rụng, nhỏ, méo, dễ làm cong và gãy cành.
  • Cách thụ đêm: từ 19-23h đêm, đi đều cây, lấy 1 hoa, thu cho 3-4 hoa, chỉ cần 1 người thực hiện.

Giai đoạn 3: Đậu trái đến khi thu hoạch

Các bước:

Lưu ý trong 2 tuần đầu

Tỉa trái đợt 1,2,3

Quản lý sâu bệnh 1,2,3

Bón phân nuôi trái đợt 1,2,3

Thời gian Na thái từ khi đậu trái đến thu hoạch khoảng 90 ngày

1. Hai tuần đầu sau đậu trái

Chú ý tưới nước giữ ẩm, dư nước là rụng, kết hợp phun Bo, không rãi phân

2. Tỉa trái 2 lần: 30 và 60 ngày (bao trái)

3. Bón phân

Chia làm 3 lần chính:

Trái 30 ngày: Bón NPK 3 số

Trái 60 ngày: NPK 3 số

Trái 90 ngày: NPK có Kali cao

4. Sâu bệnh

Chủ yếu phun ngừa sâu bệnh như thán thư, rệp sáp, sâu đục trái, bọ trĩ, nhện đỏ, rầy phấn trắng.

Trước thu hoạch 10 ngày phun Kali bo sữa: trái đẹp, bóng trái và nặng ký tối đa

cây giống cần thơ

xuân nông

CTY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP XUÂN NÔNG

Địa chỉ: 21/5 Đường Võ Nguyên Giáp, Khu Vực 1, P. Hưng Thạnh, Q. Cái Răng, TP. Cần Thơ (gần chân cầu Hưng Lợi)

Địa chỉ: 352C, đường 30/4, P.Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Số điện thoại: 0763800763

Email: caygiongcantho.vn@gmail.com

Viết bình luận của bạn
zalo