7 LƯU Ý KHI TRỒNG RAU TẠI NHÀ VÀO MÙA MƯA KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT

Huỳnh Nha
Thứ Ba, 27/05/2025

Mùa mưa là thời điểm lý tưởng để nhiều loại rau phát triển tốt nhờ nguồn nước dồi dào và khí hậu mát mẻ. Tuy nhiên, nếu không có kỹ thuật chăm sóc đúng cách, vườn rau tại nhà rất dễ bị úng nước, vàng lá, sâu bệnh phát sinh và năng suất giảm sút. Trồng rau thì dễ, nhưng giữ rau sống khỏe mùa mưa mới là chuyện không đơn giản chút nào! – nhiều người đã than như thế sau vài tuần mưa liên tiếp. Vậy làm sao để trồng rau tại nhà vào mùa mưa hiệu quả, ít sâu bệnh, sạch và an toàn cho cả nhà? Mời quý bà con và anh chị cùng tìm hiểu chi tiết nhé!  

Khí hậu mùa mưa ảnh hưởng thế nào đến rau trồng tại nhà?

Độ ẩm cao kéo dài làm rễ cây dễ thối

Rễ cây trong môi trường ẩm ướt liên tục sẽ thiếu oxy, làm giảm hấp thu dinh dưỡng, gây ngộ độc rễ, dẫn tới hiện tượng cây chậm lớn, lá vàng, sinh trưởng kém.

Mưa nhiều làm giảm cường độ ánh sáng

Cây quang hợp kém đi, lá mềm, chồi yếu, dễ bị đổ ngã và rất dễ bị tấn công bởi nấm và vi khuẩn trong đất.

Rửa trôi đất mặt khiến đất mất độ màu

Sau mỗi đợt mưa lớn, lớp mùn hữu cơ và vi sinh vật có lợi bị cuốn đi. Đất tuy ẩm nhưng nghèo dưỡng chất, khiến cây phát triển yếu mà mình không hay biết. Nhìn vậy chứ... cây đang đói đó!

Giá thể và thiết kế hệ thống trồng: Càng mùa mưa càng phải kỹ

Không dùng 100% xơ dừa hay đất thịt

Xơ dừa giữ nước rất tốt, nhưng trong mùa mưa sẽ khiến rễ cây bị úng nếu không phối trộn hợp lý. Đất thịt lại nặng, bí và lâu thoát nước, làm rễ thiếu khí, cây dễ chết non.

Công thức giá thể chống úng, giữ thoáng khí tốt

Một công thức được khuyến nghị cho mùa mưa là:
30% đất sạch, 20% xơ dừa đã xử lý mặn, 20% vỏ trấu hun, 20% phân trùn quế và 10% mùn dừa đã ủ Trichoderma. Tơi xốp, giữ ẩm vừa phải, thoáng khí, lại có nhiều vi sinh có lợi.

Thiết kế lớp đáy thoát nước hai tầng

Tầng đáy rải 5–7cm sỏi nhẹ hoặc xốp vụn để tạo khoảng không khí. Phía trên là lớp giá thể trồng. Nếu chị để khay/chậu phẳng hoàn toàn, nước mưa đọng lại không thoát kịp, cây sẽ rũ dần rồi thối gốc lúc nào không hay.

Chọn giống rau phù hợp mùa mưa

Tránh các giống có lá to, bẹ dày

Rau xà lách, cải ngọt bản lá lớn thường bị đọng nước trên lá, dễ úng và nhiễm nấm. Trồng các giống này mùa mưa nếu không có mái che thì xác định luôn.

Chọn các giống rễ nông, sinh trưởng nhanh, kháng nấm tốt

Một số giống lý tưởng cho mùa mưa là: cải bẹ xanh lai F1, rau muống hạt, hẹ tím và cần tây. Những giống này ít bị sâu bệnh, dễ phục hồi sau mưa.

Xử lý hạt giống trước khi gieo

Hạt nên được ngâm 6–8 tiếng trong dung dịch tỏi – ớt – gừng hoặc nano bạc để tăng sức đề kháng và phòng bệnh ngay từ đầu.

Kỹ thuật trồng mùa mưa: Cẩn thận từng bước nhỏ

Xử lý giá thể phòng bệnh

Giá thể nên trộn thêm vôi bột với liều lượng 2kg/m³ và nấm Trichoderma từ đầu để phòng các loại nấm gây thối rễ, nhất là Pythium và Rhizoctonia.

Gieo hạt không nên gieo vào ngày mưa liên tục

Nếu bắt buộc, hãy gieo trong nhà, có mái che, sau đó phủ lớp mỏng tro trấu và tưới phun sương để giữ ẩm.

Trồng cây con không lấp kín gốc

Khi trồng cây con, tuyệt đối không lấp đất ngang cổ rễ. Hãy để gốc nhô cao hơn mặt đất khoảng 0,5–1cm để tránh đọng nước quanh gốc – nơi nhạy cảm nhất với nấm bệnh.

Một mẹo nhỏ nhưng có võ đấy ạ. Nhiều người bỏ qua chi tiết này nên cứ thắc mắc vì sao cây con chết hàng loạt dù bề ngoài thì thấy đất tốt, cây khỏe.

Che chắn, thoát nước cho vườn rau

Che bằng lưới đen hoặc mái poly trong suốt

Dùng lưới đen 30–50% để hạn chế giọt mưa đập mạnh vào lá và đất. Nếu có điều kiện, nên lợp mái nghiêng bằng tôn nhựa polycarbonate để vừa lấy sáng vừa ngăn mưa trực tiếp.

Tạo mặt nghiêng nhẹ trong chậu trồng

Khi trồng rau trongs khay lớn hoặc chậu xi măng, nên tạo độ nghiêng 2–3% để nước có thể tự chảy về một phía, giúp thoát nước nhanh hơn. Nhiều chị em trồng khay phẳng, mưa xuống một trận là y như ruộng nước, rễ úng ngay!

Cân đối dinh dưỡng mùa mưa – Bón đúng, bón đủ

Ưu tiên phân hữu cơ chậm tan

Phân gà tươi, phân bò chưa hoai rất dễ bốc mùi và sinh nấm khi gặp mưa. Nên dùng phân trùn quế, phân viên hữu cơ chậm tan, hoặc dịch chiết từ cá, đậu nành.

Bổ sung Kali và Canxi để cây cứng, ít bệnh

Kali giúp tăng khả năng chống chịu úng và nấm. Canxi-Bo giúp mô cây cứng cáp, ít rạn nứt. Có thể bổ sung bằng dạng bón gốc hoặc phun lá định kỳ mỗi tuần một lần.

Không bón đạm đơn vào thời điểm mưa dầm

Đạm tan nhanh, dễ bị rửa trôi, gây ngộ độc hoặc kích thích lá non mềm yếu, là miJếng mồi ngon cho vi khuẩn và sâu.

Phòng bệnh sinh học: Phải làm trước khi thấy bệnh

Chủ động phun thuốc sinh học định kỳ

Mỗi 5–7 ngày nên phun dung dịch tỏi – ớt – gừng ngâm rượu loãng, hoặc nano bạc sinh học để kháng khuẩn tự nhiên. Có thể kết hợp với nấm Trichoderma tưới Ggốc.

Kiểm soát ốc sên, nấm mốc bằng vật liệu tự nhiên

Rắc vỏ trứng, bã cà phê xung quanh gốc. Rải vôi sống nhẹ tay sau mỗi trận mưa lớn để sát khuẩn đất.

Tỉa lá úa, lá gốc thường xuyên

Lá già, lá sát gốc rất dễ tích nước và là nơi trú ngụ của mầm bệnh. Nhìn tiếc thật đấy, nhưng giữ lại là có ngày mất cả cây.

Trồng rau mùa mưa không đơn giản là “tưới ít đi” hay “tránh mưa lớn”, mà cần hiểu rõ cây – hiểu đất – hiểu khí hậu. Những điều tưởng nhỏ nhặt như giá thể có thoáng không, mặt đất có nghiêng chút nào không, hay gốc cây lấp cao hay thấp… đôi khi lại là yếu tố sống còn. 

Giải đáp những thắc mắc thường gặp khi trồng rau tại nhà vào màu mưa

1. Có nên trồng rau muống bằng nước trong mùa mưa không?
Có thể, nhưng nên để khay rau muống ở nơi mái hiên có mái che, tránh nước mưa trực tiếp làm loãng dưỡng chất.

2. Trời mưa liên tục, có cần tưới rau không?
Nếu đất vẫn còn ẩm, không cần tưới. Nếu trồng trong mái hiên khô ráo thì vẫn tưới nhẹ buổi sáng.

3. Rau bị vàng lá sau mưa là do đâu?
Có thể do úng nước, thiếu nắng Ghoặc rễ bị thối. Cần kiểm tra chậu trồng và giá thể.H

4. Mùa mưa nên dùng loại phân nào tốt nhất?
Phân hữu cơ hoai mục + vôi + chế phẩm Trichoderma là bộ ba an toàn – hiệu quả nhất.

5. Có nên phun thuốc hóa học phòng bệnh mùa mưa?
Không nên nếu trồng rau ăn lá tại nhà. Hãy ưu tiên biện pháp sinh học để an toàn cho sức khỏe.

Quý Khách hàng vui lòng liên hệ Cây giống Cần Thơ qua các kênh sau để được đội ngũ kỹ sư hỗ trợ nhanh chóng và chu đáo:

- Địa chỉ: 352C, đường 30/4, P.Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

- Website: https://caygiongcantho.vn/

- Hotline: 0901 087 973

- Zalo: 0889 008 222

Viết bình luận của bạn
zalo