PHÂN VI LƯỢNG LÀ GÌ? VAI TRÒ CỦA PHÂN VI LƯỢNG

CTY XUÂN NÔNG
Thứ Sáu, 07/01/2022

Các nguyên tố vi lượng chủ yếu bao gồm: Đồng (Cu), Sắt (Fe), Kẽm (Zn), Mangan (Mn), Molypden (Mo), Boron (Bo).

1. Kẽm (Zn)

  • Kẽm giúp tạo diệp lục (quang hợp)
  • Duy trì độ bền vững của màng tế bào
  • Tham gia hình thành chất điều hoà sịnh trưởng
  • Tăng cường quá trình hấp thụ Đạm và Lân

2. Đồng (Cu)

  • Bảo vệ màng tế bào (chống đổ ngã)
  • Xúc tiến, hoạt hoá các phản ứng trong cây (quang hợp, hô hấp,...)
  • Thúc đẩy quá trình hình thành hạt phấn và thụ phấn

3. Sắt (Fe)

  • Vận chuyển điện tử (quang hợp, phản ứng)
  • Cần cho pha sáng trong quang hợp
  • Hoạt hoá enzyme
  • Nếu thiếu thì hiệu suất quang hợp giảm và hạn chế trao đổi chất trong cây

4. Mangan (Mn)

  • Tham gia phản ứng trong vận chuyển điện tử và thải Oxi
  • Duy trì và thúc đẩy quang hợp
  • Hoạt hoá enzyme trong quá trình hình thành ổn định lục lạp (chứa diệp lục tố)
  • Xúc tác hình thành màng tế bào

5. Boron (Bo)

  • Xây dựng cấu trúc và tạo độ bền chắc cho màng nguyên sinh chất
  • Cần cho việc trao đổi, vận chuyển, tổng hợp thành tế bào
  • Nếu thiếu Bo: chết đỉnh sinh trưởng (đọt), lá đổi màu, hoa khó hình thành, rụng hoa, trái,giảm sức sống hạt phấn, trái méo, xốp, lép

6. Molypden (Mo)

  • Nguyên tố này liên quan đến đạm: khử nitrat thành amoni 
  • Cần cho sinh vật cố định đạm
  • Trên đất chua thường thiếu Molypden

Các dạng vi lượng

  • Dạng hạt (gói)
  • Dạng dung dịch (chai/gói)
  • Kết hợp trong các phân bón lá khác
  • Kết hợp trong NPK (TE)
  • Kết hợp trong lân supe, lân nung chảy
  • Kết hợp trong phân trung lượng

Phân vi lượng cá biển

Phân vi lượng thường không cần quá nhiều, cây trồng chỉ cần một lượng ít nhưng không thể thiếu và không có loại nguyên tố khác thay thế được.

Nếu thiếu vi lượng thì ra sao?

  • Thiếu chất đồng (Cu): Các cây thiếu đồng thường xuất hiện tình trạng chảy gôm, với các cây ăn quả thì tính trạng này diễn ra nghiêm trọng hơn và cũng dễ nhận biết hơn. Nếu thiếu đồng trong thời kỳ ra quả thì trên trái dễ xuất hiện các vết hoại tử

  • Thiếu chất mangan (Mn): Ở các cây trồng thiếu mangan, phần thịt lá, bìa lá chuyển sang màu vàng nhưng các gân thì vẫn giữ màu xanh đậm

  • Thiếu chất kẽm (Zn): Lá non ở các cây thiếu kẽm có phần bìa và gân màu xanh trong khi phần phiến lá giữa các gân thì chuyển vàng. Ít phân cành, rẽ nhánh và gần như các cành không phát triển, số lượng quả ít và có chất lượng kém.

  • Thiếu chất sắt (Fe): Lá ở các cây trồng thiếu sắt sẽ chuyển sang màu xanh nhạt, các gân lá vẫn giữ màu đậm với phần thịt giữa các gân úa vàng. Có thể thấy rất rõ sự tách biệt màu sắc giữa các bộ phận trên lá. Nếu tình trạng thiếu sắt nghiêm trọng, toàn bộ lá chuyển sang màu vàng hoặc trắng.

  • Thiếu chất Boron (Bo): Các lá non bị biến dạng, mỏng và có màu rất nhạt, bề mặt xuất hiện các đốm màu vàng, trắng. Trên thân và cuống lá sẽ có các vết nứt, hoa thì kém phát triển và chất lượng quả suy giảm.

  • Thiếu chất Molypden (Mo): Cây kém phát triển, xuất hiện các đốm vàng có kích thước lớn lá cây.

 

Cách sử dụng vi lượng

  • Bổ sung định kỳ cho cơi đọt: nếu thiếu vi lượng thì dùng dạng nước để bổ sung trực tiếp qua lá từ 1-2 lần và cách nhau từ 7-10 ngày
  • Mùa mưa phun 2 lần/ cơi đọt
  • Mùa nắng phun 1 lần/ cơi đọt
  • Có thể tưới gốc thông qua hệ thống tưới

 

CTY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP XUÂN NÔNG

Địa chỉ: 21/5 Đường Võ Nguyên Giáp, Khu Vực 1, P. Hưng Thạnh, Q. Cái Răng, TP. Cần Thơ (gần chân cầu Hưng Lợi)

Địa chỉ: 352C, đường 30/4, P.Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Số điện thoại: 0763800763

Email: caygiongcantho.vn@gmail.com

Viết bình luận của bạn
zalo