PHƯƠNG PHÁP TRỒNG CÂY ỚT ĐẠT NĂNG SUẤT

CTY XUÂN NÔNG
Thứ Hai, 07/06/2021

Thời vụ trồng ớt

     Ớt được gieo trồng quanh năm. nhưng vẫn tập trung vào hai vụ chủ yếu là vụ Đông Xuân (gieo hạt trong tháng 10 -12, trồng vào tháng 1-2 năm sau, thu hoạch vào tháng 4 - 7) và vụ Hè Thu (gieo hạt tháng 6-7. Trồng tháng 8-9 và thu hoạch tháng 1-2.

Kỹ thuật làm đất trồng ớt

     Chọn đất có độ phì trung bình và tốt (độ mùn cao). Độ PH từ 5,5 – 7,0. Vùng đất trồng phải chủ động tưới tiêu khi cần.

     Kỹ thuật làm đất: Đất càng được cày phơi đảo ải càng tốt. Nếu đất chua cần bón vôi bột 35 – 40 kg/500 m2. Đất làm tơi, nhỏ, sạch cỏ dại.

     Lên luống mặt luống 1 m; luống cao 30 cm; rãnh rộng 20 – 25 cm. Trồng 2 hàng/luống với khoảng cách hàng cách hàng: 60 x 60 cm; cây cách cây 40 x 45 cm.


     Chuẩn bị cây giống: Gieo ươm cây giống trên đất tốt. Làm đất kỹ, tơi xốp, sạch cỏ dại. Cứ 1 m2 bón 3 – 4 kg phân chuồng hoai mục. Lượng giống gieo từ 0,5 – 0,6 gram/ m2. Gieo xong phải phủ rơm rạ hay trấu ủ kỹ. Khi cây mọc có 1,5 – 2 lá cần tỉa định mật độ và loại bỏ cây xấu. Cấy giống phải đanh, cứng, sạch sâu bệnh và khi đạt 5 – 6 lá thật. Cây mập – khoảng cách lá xít gần nhau.


Phân bón: 

     Phân chuồng hoai mục từ 16 – 25 tấn/ha; phân đạm ure 250 – 280 kg; phân lân super lân 420 – 440 kg; phân Kali 250 – 260 kg.

- Bón lót 100% phân chuồng + 100% phân lân + 20% phân đạm + 20% phân Kali.

- Bón thúc: Xác định bón từ 4 – 5 lần tùy vào điều kiện thực tế

+ Lần 1: Tưới nhẹ cho cây khi hồi xanh 10% phân đạm.

+ Lần 2: Cây ra nụ: Đạm 30 % + Kali 20%.

+ Lần 3: Khi cây ra quả rộ: Đạm 30% và kali 30%.

+ Lần 4: Sau khi thu hái quả đọt 1: Bón hết số phân còn lại.

Cách trồng và chăm sóc

     Cách trồng

     Sau khi  lên luống thì tiến hành mổ hốc theo khoảng cách quy định. Mổ sâu 10 – 12 cm. Bón lót số phân đã được trộng đều theo hốc. Lấp kín phân dầy 5 – 7 cm và tiến hành trồng.

     Cây giống cần phun phòng sâu, bệnh trước khi 3 – 5 ngày, nhổ đến đâu trồng đến đó. Trồng vào ngày mát là tốt nhất và trồng vào buổi chiều để cây khỏe hơn. Khi trồng chú ý nhẹ nhàng, tưới ngay để gốc cây ổn định.

     Cách chăm sóc

     Tưới giữ ẩm để cây nhanh hồi xanh. Tùy theo thời tiết, độ ẩm của đất mà có thể tưới nhẹ cách nhật hay hàng ngày.

     Khi cây hồi xanh, ổn định và ra lá mới thì tưới phân nhẹ, có thể là nước giải, phân lợn, gà, đã ngâm ủ kỹ hoặc dùng đạm ure để tưới. Tưới định kỳ 5 – 7 ngày/lần cho đến khi cây ra nụ hoa.

     Giai đoạn cây phân cành chú ý bón thúc phân Đạm và Kali. Tạo rãnh sâu 5 – 7 cm ở giữa luống và bón đạm, kali theo rãnh và lấp kín.

     Mỗi lần bón thúc cần phải nhổ cỏ, vun gốc.

    Trong quá trình chăm sóc cần chú ý: Tạo rãnh thông thoáng và rút nước ngày nếu mưa to. Nếu đất quá khô cần tưới nhẹ giữ ẩm cho đất.

--> Nên kết hợp phun nano bạc đồng ở các giai đoạn cây nhằm tăng khả năng bảo vệ cây

Sâu bệnh hại:

     Rầy mềm, rệp dính, rệp sáp, ruồi đục trái: sử dụng thuốc trừ sâu sinh học TSBioBio HLCNấm 3 màu + Chất bám dính Soap COCO để phòng trị, 7 – 15 ngày phun 1 lần.

     Bệnh thán thư, bệnh thối nâu trái (do nấm): BM CUZINC để phòng và COC85 để phòng trị bệnh, 7 – 15 ngày phun 1 lần.


Liên hệ: 0901 087 973 hoặc 0292 3838 000
CTY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP XUÂN NÔNG
Địa chỉ: 352C Đường 30/4, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, Tp.Cần Thơ

Viết bình luận của bạn
zalo