TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÂY DỪA

CTY XUÂN NÔNG
Thứ Bảy, 22/01/2022

Dừa (Cocos nucifera L.) là loài cây thuộc họ Cau (Arecaceae). Dừa có nguồn gốc từ đảo Andaman, vịnh Bengan, Ấn Độ, được trồng rộng rãi ở nông thôn Việt Nam, xung quanh hồ ao, mương rạch, lạch. Dừa là cây thân trụ cao tới 20m. Thân nhẵn, có nhiều sẹo to do bẹ lá rụng để lại.

Cũng giống như các loại cây xanh khác, dừa góp phần quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, đặc biệt khi dừa đươc trồng thành những khu vườn rộng lớn. Trong vươn dừa, không khí trong lành, thời tiết mát mẻ, dễ chịu hơn hẳn ở bên ngoài. Nó chính là cỗ máy điều hòa tự nhiên tuyệt vời nhất.

Cây dừa có tác dụng lớn trong việc cải thiện khí hậu vì mỗi cây dừa có nhiều tàu lá dừa dài từ 3- 6m tạo độ che phủ lớn, có khả năng ngăn chặn và lọc bức xạ mặt trời làm giảm bớt sức nóng xuống mặt đất. Đối với độ ẩm, rừng cây là nguồn cung cấp lượng ẩm cho khí quyển thông qua quá trình thoát hơi nươc từ mặt lá và thân cây. Trời hạn, tàu dừa bị co lại để ngăn chặn quá trình bốc hơi nước, khi có mưa lại mở ra giúp giữ độ ẩm cho đất và không khí. Ngoài ra cây dừa có nhiều tàu, mọc thành chùm ở ngọn cây giúp kiểm soát gió và lưu thông gió.

1. Bảo vệ môi trường

Cải thiện môi trường không khí

Vườn dừa được xem như những cỗ máy vệ sinh cần mẫn góp phần làm cho môi trường trong lành, bớt độc hại bởi chúng có khả năng hấp thụ, lọc, hút bớt lượng các chất khí độc hại (Carbonic, Anhidric, Sunfua, Fuo, Clo, Amôniắc), cung cấp O2, làm sạch không khí và giảm tiếng ồn.

Không khí chứa bụi khi thổi qua các hàng cây thì các hạt bụi sẽ bám vào mặt lá cây do lực ma sát và trọng lượng của bản thân hạt bụi. Các luồng không khí thổi qua tán lá cây sẽ bị lực cản làm cho tốc độ của luồng không khí giảm và loãng đi. Do đó một phần bụi sẽ ngưng đọng trên lá cây làm không khí sạch hơn.

Bảo vệ môi trường đất, môi trường nước

cây giống cần thơ

Hệ thống rễ dừa phần lớn tập trung ở xung quanh gốc trong vòng bán kính 1,5- 2m. Rễ có thể ăn sâu đến 4m, trong đó 50% rễ tập trung ở 50cm lớp đất mặt. Dừa không rễ cọc chỉ có một khối rễ rất lớn mọc chi chít quanh gốc: Rễ dài nhất đến 15 - 20m, thương mọc ngang và bò xa để kiếm thức ăn.

Nhờ có bộ rễ chằng chịt và có khả năng ăn sâu mà cây dừa có thể giữ đất rất tốt vàgiữ nươc cho đất, chống xói mòn, khô hạn, lũ lụt, lốc xoáy và có tác dụng ngăn mặn.Chính vì thế mà người dân thường trồng cây dừa để giữ bờ đê, ngăn mặn xâm nhập vào vùng ngọt.

Cây dừa được xem như cây lâm nghiệp, có độ che phủ cao và rất tốt trong việc gìn giữ và bảo vệ môi trường sống cho con người trước sự phát triển công nghiệp và đô thị hóa. Vườn dừa góp phần điều tiết dòng chảy trên mặt đất, bảo vệ, cải tạo làm tơi xốp đất, giữ nước cho sản xuất, hạn chế sức phá hoại của gió ngăn sự di chuyển của cát vào sâu đất liền, ngăn chặn gió, bão...

Bên cạnh đó, các thảm cây xanh làm tăng chất lượng nước các thủy vực do hấp thụ chất ô nhiễm từ nước chảy tràn bề mặt, làm giảm lượng nước tập trung vào nguồn nước mặt và tăng trữ lượng nước ngầm. Cây dừa được khuyên trồng thay thế cây tạp ven sông để chống sạt lở bờ sông.

2. Vai trò gián tiếp

Các sản phẩm bảo vệ môi trường được tạo ra từ dừa

Tất cả các phần khác nhau của cây dừa đều được con ngươi sử dụng để tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu của con ngươi. Đối với thị trường trong nước, các cơ sở chế biến xơ dừa, mụn dừa cung cấp nguyên liệu để sản xuất ra các sản phẩm có giá trị cao như chỉ xơ dừa, thảm dừa, đất sạch...

Xơ dừa có khả năng hút nước rất tốt nên ở Sóc Trăng người ta dùng xơ dừa khô hút dầu tràn ra môi trường sông, rạch.

Lưới sinh thái từ xơ dừa đươc ứng dụng ở nhiều lĩnh vực. Trong ngành môi trường, lưới xơ dừa được sử dụng làm thảm chống xói mòn, sử dụng trong việc làm giảm lực gió, sóng biển, kiểm soát việc hình thành đồi cát...Lưới xơ dừa còn đươc dùngphủ mặt đất, tạo các lối đi không bụi trong các khu du lịch sinh thái; dùng để kè bờ sông, ao hồ. Trong nông nghiệp, lưới xơ dừa dùng lót để tạo các lớp đất trồng rau sạch, ươm giống, bao bọc cây chống rét mùa đông... Lưới xơ dừa còn dùng cho những công trình chống sạt lở bờ kè hay phủ đất trống đồi trọc; nối xơ dừa quấn vào cây để giữ ẩm; gối ôm xơ dừa dùng để trồng cây và rau sạch.... Hay phần bụi xơ dừa (còn gọi là mụn dừa) đươc tước từ chỉ xơ dừa ra thì dùng làm phân bón hữu cơ; trộn hỗn hợp mụn dừa cải tạo đất; mụn dừa nay được ép thành đất sạch dùng cho công nghệ trồng rau sạch, trồng hoa kiểng và một số loại cây ăn trái....

Góp phần tiết kiệm tài nguyên

Ngày nay vấn đề tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường được quan tâm bởi tất cả mọi người. Việc sử dụng các sản phẩm hữu cơ có khả năng tiêu hủy nhanh, ít gây ô nhiễm môi trường sẽ được mọi người lựa chọn thay cho các sản phẩm từ nhựa và các nguyên liệu khác có thời gian phân hủy rất lâu, gây ô nhiễm môi trường.

* Sử dụng giẻ dừa để thay túi nylon trong giai đoạn ươm cây giống

Giẻ dừa (bộ phận giúp lá dừa ôm chặt vào thân cây) có kích thước to, dẻo dễ uốn thành túi có thể sử dụng thay cho túi nilon trong giai đoạn ươm cây giống. Rễ cây trong túi làm bằng giẻ dừa phát triển rất mạnh, có thể xuyên qua lớp giẻ dừa. Khi phân hủy túi giẻ dừa tạo thêm chất mùn cho đất. Kết thúc quá trình ươm cây giống phát triển tốt trong bầu ươm là 100%. Bầu ươm có độ bền đáp ứng đươc việc vận chuyển đi xa. 

* Sử dụng dầu dừa để sản xuất dầu nhờn máy bay và nhiên liệu cho việc chạy xe máy

Các chuyên gia của Trung tâm nhiệt đới Nga- Việt đã phát triển công nghệ bảodương máy bay tối ưu từ dầu mỏ và dầu dừa hoặc dầu cọ, cho phép giảm chi phíbảo quản máy bay xuống 4 lần.

Người dân trên đảo Bougainville ở Papua New Guinea đều đang vận hành xe cộ và máy phát điện của mình bằng nhiên liệu dầu dừa. Không chỉ rẻ, nó còn là nhiêu liệu thân thiện với môi trương. Hiện loại nhiên liệu này đang thu hút sự chú ý của các nước như Iran, các quốc gia châu Âu.

Các sản phẩm phục vụ nhu cầu hàng ngày của con người:

Từ các phần khác nhau của cây dừa, với sự sáng tạo, những bàn tay con ngươi đã “thổi hồn” vào cây dừa để tạo ra hơn 2.500 sản phẩm gần gũi với đời sống, sinh hoạt. Thân và gáo dừa làm đũa, muỗng, nĩa, đĩa, bình, ly, tách, hộp đựng thuốc, gạt tàn thuốc, gương, lươc, túi xách tay, đồi mồi, tôm, cua,ếch, nhái, bình hoa, có cả các loại cúp bóng đá,...trông thật là xinh. Rất khó tưởng tương nổi ở đồ chơi cho trẻ em, ngoài búp bê còn có cả xe lôi có ngươi kéo, đến xe ngựa, xe lôi đạp, xe lôi máy, rồi Vespa, máy bay, xe Jeep, lồng đèn,lẵng hoa. Mo nan làm thuyền hoa. Cọng lá dừa làm giỏ xách, lẵng hoa. Xơ dừa làm đủ các loại thảm hình thù con thú, con cá. Trái dừa nào có hình dáng đẹp thì làm 12 con giáp, năm nào con đó trừ năm Tỵ và Thìn, trái dừa xấu thì làm giò lan, tổ chim,....lá dừa dùng để thắt cào cào, châu chấu, đồng hồ, nhẫn, con rết, con chim, chong chóng, kèn lá.

3. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường

Mô hình của việc dạy và học trong giáo dục môi trường hiện nay:

Giáo dục vì môi trường: Tạo sự quan tâm thực sự đối với chất lượng môi trường và thừa nhận trách nhiệm con người phải bảo vệ môi trường.

Giáo dục về môi trường: Cung cấp những kiến thức về môi trường.

Giáo dục trong môi trường: Sử dụng môi trương thiên nhiên hoặc nhân tạo như một địa bàn, một phương tiện để giảng dạy, học tập và nghiên cứu. Với cách tiếp cận này, môi trường sẽ trở thành “phòng thí nghiệm thực tế” đa dạng, sinh động cho người dạy và người học. Giáo dục trong môi trường giúp ngươi học phát huy tiềm năng, học hỏi kinh nghiệm và đặc biệt là trực tiếp tham gia vào các hoạt động tìm hiểu, nghiên cứu và bảo vệ môi trường. Áp dụng mô hình giáo dục trong môi trường, vườn dừa được sử dụng như một công cụ cho dạy học, một phòng thí nghiệm tự nhiên để triển khai các hoạt động giáo dục môi trường nhằm đạt các mục tiêu cungcấp kiến thức môi trường cho người học. Từ đó người học sẽ có nhận thức đúng vềcác vấn đề môi trương, có ý thức bảo vệ môi trương và tham gia các hoạt động bảovệ môi trương, có kỹ năng giải quyết các vấn đề về môi trương, vận động mọi người tham gia bảo vệ môi trường.

Các hình thực hoạt động: tổ chức tham quan vườn dừa, tổ chức các chương trình trồng dừa, tổ chức tham quan các khu vực sản xuất các sản phẩm từ dừa: Giới thiệu các sản phẩm thân thiện với môi trường, từ đó vận động mọi người thay đổi thói quen tiêu dùng, góp phần bảo vệ môi trường.

4. Khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang hiện hữu trên thế giới và được nhân loại quan tâm. Đó là do BĐKH đã và đang tác động sâu rộng và mạnh mẽ đến đời sống kinh tế - xã hội và môi trường toàn cầu. Đối với Việt Nam, biến đổi khí hậu đang dần có những tác động mạnh mẽ. Việt Nam đươc đánh giá là một trong những nước bị ảnh hương nghiêm trọng của BĐKH, trong đó đồng bằng sông Cửu Long là một trong hai đồng bằng dễ bị tổn thương nhất do nước biển dâng. 

Trong hội thảo về biến đổi khí hậu và nươc biển dâng do Bộ Tài nguyên và Môi trường và Tổ chức Phát triển của Liên Hiệp quốc (UNDP) phối hợp tổ chức tại thành phố HCM, các nhà khoa học nhận định đến năm 2100, nhiệt độ ở Việt Nam sẽ tăng thêm 3oC và mực nươc biển sẽ dâng lên thêm 1m so với hiện nay.

Hội thảo “Tác động của biến đổi khí hậu đối với đồng bằng sông Cửu Long” doTrung tâm Giáo dục Truyền thông Môi trường tổ chức ngày 02 và 03/10/2010 tại Cần Thơ với sự tham gia của nhiều nhà khoa học đã đưa ra nhiều cảnh báo và các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Theo các nhà khoa học, biến đổi khí hậu tác động chủ yếu làm nước biển dâng gây ngập lụt, xâm nhập mặn, nhiệt độ tăng cao, thời tiết diễn biến bất thường (mưa, bão, lũ lụt, hạn hán, suy giảm tài nguyên nước, nhiễm phèn... ). Qui mô và mức độ của sự thay đổi khí hậu ngày càng tăng là các đe dọa cho những vùng đồng bằng ven biển, nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long.

Để ứng phó với biến đổi khí hậu, cần có sự nghiên cứu phát triển các giống cây phù hợp trong vùng ngập mặn. Dừa là loại cây nông nghiệp được đánh giá có khả năng chống chịu được các nguy cơ trên, trở thành một đối tượng cây trồng quan trọng trong hệ thống canh tác, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững trong tương lai, nhất là cho các vùng đồng bằng thấp ven biển.

Qua thực tế nhận thấy, nhiều nơi vùng trọng điểm trồng dừa của tỉnh Bến re (vùng lợ), hàng năm bị nước mặn 4‰ xâm nhập 3 - 4 tháng nhưng nhiều giống dừa phát triển rất tốt, năng suất cao. Dừa xiêm đỏ là loại cây có sức chống chịu tốt với vùng đất nhiễm mặn và chịu được phèn được trồng rất nhiều ở Bến Tre.

Ở các xã Phú Hội, Long Thọ (huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) đã trồng hơn 20ha dừa xiêm lùn. Loại cây này mang lại sức sống mới cho vùng đất nhiễm mặn ven kênh rạch, vốn không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Ông Trần Tiến Nhạn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Long Thọ, cho biết: Sắp tới, việc trồng dừa xiêm lùn sẽ đươc nhân rộng vì xã còn khoảng 60 ha đất ngập mặn trồng cây khác không hiệu quả”.

Rễ dừa là rễ chùm gồm rễ trụ, rễ cạnh, rễ hô hấp và rễ hấp thu. Rễ hô hấp làm nhiệm vụ đem không khí cho cây ở những vùng đất thiếu không khí. Rễ hấp thu có nhiệm vụ hút nước và chất dinh dưỡng cung cấp cho cây. Ở những vùng đất khô, mực nước ngầm sâu thì bộ rễ phân bố xuống sâu; ở vùng mưa nhiều, mực nước ngầm cao thì bộ rễ phân bố nông. Khi trời nắng hạn, bộ phận rễ con co lại để có sức đề kháng, khi có nước, bộ phận ấy lại nở ra và phát triển, do đó cây dừa có sức chịu đựng được hạn hán một thời gian. Rễ dừa tập trung nhiều (thường mỗi cây dừa có từ 4000-7000 rễ cạnh, cá biệt có cây đạt 11.000 rễ) nên cây dừa có sức chống chịu được gió lớn.

Lá dừa có tác dụng làm giảm được sức gió làm giảm sức nóng mặt trời giúp dừa có thể thích ứng tốt trong điều kiện BĐKH.

Điều kiện sinh thái để dừa phát triển khá rộng: Nhiệt độ từ 20-30oC, lượng mưa từ 1.500-2.200 mm, đất có độ pH từ 5-8...Chính vì vậy, dừa là cây có thể chống chịu với biến đổi khí hậu rất tốt. Ngoài ra,dừa còn có ý nghĩa sinh thái môi trường và là cây trồng tiên phong ở những vùng đất mới khai hoang thường xuyên bị lũ lụt.

 cây giống cần thơ

xuân nông

CTY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP XUÂN NÔNG

Địa chỉ: 21/5 Đường Võ Nguyên Giáp, Khu Vực 1, P. Hưng Thạnh, Q. Cái Răng, TP. Cần Thơ (gần chân cầu Hưng Lợi)

Địa chỉ: 352C, đường 30/4, P.Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Số điện thoại: 0763800763

Email: caygiongcantho.vn@gmail.com

Viết bình luận của bạn
zalo