XỬ LÝ RA HOA MĂNG CỤT
CTY XUÂN NÔNG
Thứ Sáu,
25/02/2022
Măng cụt (Garcinia mangostana L.) thuộc họ Guttiferae, là một trong các loại cây ăn trái có tiềm năng xuất khẩu lớn ở nước ta. Tuy nhiên, để có lợi nhuận cao từ cây măng cụt thì ngoài yếu tố ra hoa sớm nhằm bán được giá cao thì năng suất cũng góp phần quan trọng trong việc gia tăng lợi nhuận của người trồng, nhưng làm thế nào để gia tăng tỷ lệ ra hoa và năng suất là một trong những trở ngại chính của người trồng măng cụt hiện nay.
Măng cụt thường ra hoa ở đầu cành, các cành thứ cấp có từ 2 - 3 đợt ra đọt có tỉ lệ ra hoa nhiều hơn so với cành non một đợt ra đọt hay cành già cỗi 4 - 5 đợt ra đọt.
Măng cụt có xu hướng ra quả cách năm tuỳ theo tình trạng sinh trưởng của cây. Sự ra hoa thường xuất hiện sau một đợt sinh trưởng dinh dưỡng và trải qua một thời kỳ khô hạn. Cây cũng có thể ra hoa hai lần trong năm tùy thuộc vào điều kiện sinh trưởng và số đợt sinh trưởng trong năm.
Có ba yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự ra hoa của măng cụt là cây măng cụt phải trong thời kỳ sung mãn, chồi thành thục và có thời gian khô hạn thích hợp; chồi có khả năng ra hoa phải từ 9 tuần tuổi nhưng tùy thuộc vào điều kiện khí hậu, lý tưởng nhất là 21 tuần tuổi.
Cây được xiết nước cho đến khi chồi tận cùng có dấu hiệu héo và cặp lá cuối cùng hơi rủ xuống. Lúc này cây bắt đầu có sự tượng hoa.
- Thời gian thu hoạch mong muốn: Ở ĐBSCL măng cụt ra hoa từ tháng 12 - 2 dương lịch, thu hoạch tập trung trong tháng 5 - 6 và kết thúc trong tháng 7. Như vậy, để có quả măng cụt sớm phải làm cho cây măng cụt ra lá non từ tháng 8 - 9 dương lịch để cây trổ hoa vào tháng 11 - 12 dương lịch.
Cắt cành và đầu cành để tạo đọt non
Tỉa bỏ cành vượt, cành già không còn khả năng cho quả, cành cấp 1 vượt ra khỏi khung tán, những cành ở mặt ngoài tán một đoạn khoảng 30 - 40 cm và cắt bỏ những cặp lá đầu cành trên toàn bộ tán.
Cành không có khả năng cho quả và cành ở ngoài tán
Tuy nhiên, tùy vào điều kiện thực tế có thể cắt ngắn hơn hoặc dài hơn làm sao cho tán cây tròn đều, không lồi lõm, không có các cành bị che khuất.
Do đó, không nhất thiết phải cắt một đoạn 30 - 40 cm cho mỗi cành, trong trường hợp có thể phải cắt một đoạn > 40 cm hoặc < 30 cm.
Tỉa cành phải tiến hành ngay sau đợt bón phân lần 1 và phải làm xong trong 1 tuần (1 tuần sau khi bón phân) để giúp cây có đủ dinh dưỡng mọc chồi khỏe và đồng loạt. Dụng cụ tỉa cành ở giai đoạn này là kéo để cắt cành trên cao.
Bón phân
Để cho mùa sau ra trái sớm và chất lượng, sau thu hoạch mùa trước cần làm mấy việc sau: Thứ nhất, bón 3 kg phân đầu trâu AT1 + 30 kg phân ủ hoai + 50 gam RICHO-MS/cây có tán 6-8 mét, tưới nước đều. Thứ hai là tỉa bỏ cành vượt, cành cấp một vượt ra khỏi khung tán và cắt bỏ những cặp lá đầu cành trên toàn bộ tán lá. Làm hai việc này càng nhanh càng tốt.
Hai tuần sau, dùng MS-THIORÊ hoặc FOOD-MS1 phun sương ướt đều tán cây. Sau hai đến ba lần phun, cây sẽ nhú đọt đồng loạt. Khi đọt non nhú được 01 tuần, dùng FOOD-MS1 phun hai lần, 10 ngày một lần nữa, giúp đọt lá phát triển mạnh chuẩn bị ra hoa.
Xử lý ra hoa cũng đòi hỏi trình độ. Vì tạo được đọt non phát triển chưa hẳn là ra hoa. Khi đọt non được 05 tuần tuổi, bón 02 kg phân đầu trâu AT2 + 02 kg HUMICH/cây. Muốn có hiệu quả nhanh, thì dùng 100 gam MS hòa nước xịt đều trên cây. Một tuần sau dùng FOOD-MS2 hoặc F-PO phun sương cho ướt đều hai mặt lá cây hai lần, cách nhau 07 ngày/lần. Làm vào đầu tháng 10 âm lịch để thu hoạch đầu tháng 04 năm sau.
Có hai cách bắt cây ra hoa sớm và đồng loạt: Thứ nhất, khi đọt non 09 tuần thì siết nước (tạo khô hạn, rút nước trong mương và phủ nylon trên mặt liếp. Khoảng 2-4 tuần thấy lá non có biểu hiện héo thì tưới thật nhiều, 5-7 ngày sau tưới lần nữa để mặt liếp đủ ẩm. Thứ hai, là khất gốc (khoanh vỏ). Cách làm này chỉ áp dụng cho những vườn khó tạo khô hạn, thì khi đọt được 9-10 tuần tuổi, khoảng ngày 15 tháng 10 (âm lịch), tiến hành khất gốc xung quanh thân. Chỉ khất phần vỏ, không được chạm vào gỗ trong thân, vết khất cách mặt đất khoảng 1 mét.
Sau khi lá tươi trở lại hoặc khấc gốc 2 hoặc 3 ngày là cho cây ra hoa đồng loạt bằng cách dùng thuốc kích thích ra hoa C.A.T + FOOD-MS2 phun sương đều hai mặt lá cây một lần. Khoảng 10-20 ngày sau khi tưới nước lại và phun thuốc, cây sẽ nhú chồi hoa. Từ khi hoa nhú đến hoa nở khoảng 30-45 ngày. Muốn đậu trái tốt, nên phun hai lần thuốc đậu trái C.A.T hoặc HCR cách nhau 10 ngày một lần.
Nuôi trái cũng là vấn đề quan trọng. Khi trái đậu hai tuần, bón 02 kg phân đầu trâu AT3 + 02 kg HUMICH/cây, chia làm hai lần. Muốn cho cung cấp nhanh dinh dưỡng nuôi trái thì bón 400 gam MS hòa với 04 lít nước xịt cho một cây. Đồng thời, dùng HCR phun hai lần, 07 ngày/lần. Sau đó dùng thuốc dưỡng trái + FOOD-MS4 phun 3-4 lần, 10 ngày một lần giúp cho trái to, chắc, ngon ngọt và hạn chế hiện tượng xì mủ, sượng.
Phun Thioure thúc đẩy ra đọt mới đồng loạt sau 7 ngày xử lý nhưng nếu dùng Thioure với nồng độ cao sẽ gây ra hiện tượng rụng lá, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây. Riêng phun urê cây cũng ra đọt mới nhưng không đồng loạt và thời gian ra đọt kéo dài.
Hoặc hai tuần sau cắt tỉa có thể dùng MX-THIURE hoặc Food-MX1 để thúc đọt non nhú đồng loạt.
Khi đọt non được nhú được 1 tuần, dùng Food-MX1 giúp đọt lá phát triển mạnh, sung sức và chuẩn bị cho hoa.
Khi đọt non được 5 tuần tuổi, dùng AT2 (hoặc NPK 15:15:15 + Super lân hoặc DAP + KCl) để nuôi đọt và tạo mầm hoa tốt. Muốn có hiệu quả nhanh thì dùng MX-hòa nước tưới 2. Một tuần sau dùng F.Bo (hoặc Food-MX2, MKP).
CTY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP XUÂN NÔNG
Địa chỉ: 21/5 Đường Võ Nguyên Giáp, Khu Vực 1, P. Hưng Thạnh, Q. Cái Răng, TP. Cần Thơ (gần chân cầu Hưng Lợi)
Địa chỉ: 352C, đường 30/4, P.Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Số điện thoại: 0763800763
Email: caygiongcantho.vn@gmail.com