XỬ LÝ RA HOA TRÊN CÂY NHÃN
CTY XUÂN NÔNG
Thứ Hai,
10/01/2022
Một loại hoá chất rất được nông dân trồng nhãn dùng để xử lý ra hoa đó là Kali Chlorate (KCLO3)
Kali Chlorate là gì?
Kali Chlorate (KCLO3) là hoá chất có thể dùng để diệt cỏ, làm lá vàng và rụng (phun), làm cho rễ và chóp rễ bị thối (tưới), vì vậy thường được dùng trong việc xử lý ra hoa trên cây nhãn
Người ta thường dùng KCLO3 để xử lý ra hoa trên nhãn theo nhiều phương pháp:
- Tưới gốc: cho hiệu quả tốt nhất, gấy chết rễ (đất ẩm ướt hiệu quả cao), đất dễ chảy tràn (sét), hoặc dễ thấm lậu (cát) hiệu quả thấp hơn.
- Gây cháy chóp rễ. Nơi tổng hợp chất điều hoà sinh trưởng chuyển lên thân lá, làm cho cây bị ức chế (Stress) và kích thích cây ra hoa.
- Nhưng khi sử dụng nồng độ quá cao sẽ gây chết cây (cháy rễ).
- Nồng độ khuyến cáo là 10-30g/m đường kính tán (nên xem kỹ khuyến cáo trên bao bì).
- Ở ĐBSCL sử kết hợp tưới KCLO3 với khoanh gốc. VD 10-20g/m đường kính tán, khoanh vỏ 2-3mm.
Ảnh hưởng của KCLO3:
- Có thể ảnh hưởng đến 2-3 tháng (tuỳ nồng độ), nếu cháy rễ nặng cây sẽ không đủ khả năng nuôi trái (giảm trọng lượng trái)
- Tăng nồng độ các chất vô cơ sẽ dấn đến làm đất bị chua, nấm bệnh dễ tấn công
- Lá xanh bất thường sau ra hoa (tăng hàm lượng diệp lục tố), trước đó làm giảm quang hợp
- Không ảnh hưởng đến phẩm chất và chất lượng trái
- KCLO3 là chất dễ cháy, nổ khi hỗn hợp với ammonium, nên tránh va chạm, ma sát, tránh xa xăng dầu, sàn gỗ phân Salicylic acid (SA), sở dĩ nó dễ cháy là do oxi hoá mạnh, phóng thích Oxi
- Phun: dễ cháy lá và rụng lá
- Tiêm: khó thực hiện
Một hoá chất khác cũng được sử dụng rát phổ biến từ xưa đến nay đó là Paclobutrazol
- Là chất lưu dẫn có thể được hút lên bằng rễ, đi xuyên qua lỗ thân hoặc cả tế bào chết. Hòa tan vào dịch mô gỗ. Paclobutrazol vận chuyển tốt trong cây.
- Paclobutrazol ngăn cản quá trình sinh tổng hợp GA và làm chậm quá trình phân chia tế bào, làm giảm sự phát triển của tế bào ở thân cây, làm cho thực vật trở nên già cỗi hơn và làm gia tăng việc sản xuất hoa và nụ trái. Tăng sự phát triển của rễ, gây ra quả sớm và tăng hạt giống trong cây như cà chua và hạt tiêu. Paclobutrazol cũng đã được chứng minh là làm giảm sự nhạy cảm với sương giá ở thực vật.
+ Khống chế sự phát triển chiều cao cây, giúp cây đẻ nhánh khỏe và phòng tránh đổ ngã ở lúa, đậu phộng.
- Paclobutrazol cũng được sử dụng để làm giảm sự phát triển của chồi và đã được chứng minh là có tác dụng tích cực hơn đối với cây và cây bụi. Trong số đó được cải thiện khả năng chống chịu hạn hán, lá màu xanh đậm hơn, khả năng chống nấm và vi khuẩn cao hơn, và tăng cường sự phát triển của rễ.
- Sử lý Palobutrazol có hiệu quả tạo ra trái màu nghịch, cho trái sớm, làm giảm hiện tượng ra trái không ổn định.
+ Hiệu quả trong xử lý xoài trái vụ.
+ Đối với các loại cây ăn quả khác: Sầu riêng, vải, cam, quýt, bưởi,... Giúp tạo ra trái nghịch vụ và ra hoa đồng loạt.
+ Tăng số cành mang trái, hạn chế rụng trái nên làm tăng số trái, năng xuất thu hoạch cao.
Thứ nhất, liều lượng sử dụng: Nếu có sử dụng nên dùng đúng liều lượng khuyến cáo trong khoảng 1.000-1.500ppm và cũng không nhất thiết phải dùng 2 dạng bột và nước để phối trộn, dạng bột rất khó tan hoặc tan rất ít trong nước, nên khi sử dụng với hàm lượng càng cao thì khả năng hòa tan lại càng khó, cần phải khuấy liên tục nếu không sẽ đóng cặn, sự hấp thu và chuyển hóa của cây sẽ kém hơn. Sử dụng paclo quá liều chùm hoa nhãn phát triển không kiểm soát, dị thường, chùm to với lượng hoa/chùm khá nhiều cuống ngắn khó đậu và nuôi trái. Lượng dung dịch cần thiết để phun sao cho ướt đều thân cành, mặt dưới lá tránh dư thừa rơi xuống đất.
Thứ hai, cách phun: Cần áp dụng thật sự nghiêm ngặt đối với cây nhãn trong quá trình xử lý, trước khi phun paclo cần đậy nylon không để cho paclo thấm vào đất bởi paclo lưu tồn trong đất 3 tháng khi phun lên lá mà không có che phủ mặt líp và lưu tồn 11 tháng nếu xử lý bằng phương pháp tưới vào đất. Paclo là chất có tính lưu dẫn nên được hấp thu qua lá, tán cây, thân và rễ, được di chuyển đến bên dưới chồi sinh mô nên khi phun chỉ nên phun trong thân, cành và mặt dưới của lá là tốt nhất.
Thứ ba, thời điểm phun: Đây là yếu tố quyết định đến sự thành công của quy trình xử lý ra hoa nhãn dưới tác động của paclo, cho nên việc đầu tiên là phải xác định được tuổi lá và thời điểm phun trong ngày cũng như trước hoặc sau tạo mầm. Với tuổi lá tốt nhất từ 30-35 ngày tuổi (lá lụa) và nên phun vào buổi sáng sau khi phủ bạt nylon và tạo mầm lần 2.
Thứ tư, hóa giải những bất lợi do paclo gây ra: Việc sử dụng quá liều, ngoài ảnh hưởng bất lợi cho cây trồng thì việc lưu tồn của hoá chất này trong đất và trong các bộ phận của cây cũng là một vấn đề quan trọng được nhiều người quan tâm. Đối với cây nhãn, paclo ở liều cao chỉ giúp cây ra hoa đồng loạt mà không làm gia tăng được hiệu quả kinh tế, ngược lại có khi sẽ ảnh hưởng đến đời sống cây trồng cũng như thu nhập của gia đình. Do liều cao sẽ ức chế mạnh đến việc hình thành các chất kích thích sinh trưởng nên cây sẽ trở nên suy kiệt, cháy lá, cằn cỗi. Cho nên sau đó cần sử dụng nhiều chất đạm trong bón gốc vì chất đạm sẽ thúc đẩy hình thành các chất kích thích sinh trưởng, tăng cường phân hữu cơ để tái tạo nguồn vi sinh vật có ích, bổ sung vi lượng nhất là Zn cùng với GA để hóa giải paclo thúc đẩy sinh trưởng, phục hồi sau thu hoạch.
Thứ năm, cần thiết không nên sử dụng paclo: Thời gian gần đây nhiều vườn xử lý nghịch vụ nhãn không còn sử dụng paclo trong quy trình, đây là một điểm mới hướng đến việc sản xuất an toàn không sử dụng hóa chất, cách làm này đã được nông dân sáng tạo trong xử lý ra hoa nhãn. Giải pháp chủ yếu là tăng cường sử dụng các dạng phân bón vai trò kiến tạo mầm và thúc đẩy ra hoa; quản lý tốt sự khô hạn đối với đất liếp và chọn đúng điểm rơi của tiết thuận trong vụ nghịch để điều khiển cây ra hoa.
CTY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP XUÂN NÔNG
Địa chỉ: 21/5 Đường Võ Nguyên Giáp, Khu Vực 1, P. Hưng Thạnh, Q. Cái Răng, TP. Cần Thơ (gần chân cầu Hưng Lợi)
Địa chỉ: 352C, đường 30/4, P.Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Số điện thoại: 0763800763
Email: caygiongcantho.vn@gmail.com