KỸ THUẬT CHỌN VÀ NHÂN GIỐNG CÂY DƯỢC LIỆU

CTY XUÂN NÔNG
Thứ Tư, 19/01/2022

Kỹ thuật gieo ươm

Chọn cây mẹ lấy giống

Lẩy hạt giống: Cây đã qua tuyển chọn, độ tuổi trung niên, cây đã ra quả, hình thái thân và tán lá đẹp, cân đối, sinh trưỏng trên mức trung bình, sai quả, hạt tốt. Không lấy giống trên những cây già, cây sinh trưởng yếu kém, cong queo, sâu bệnh, bị chèn ép, lệch tán, cụt ngọn. Ví dụ: Thảo quả, Nhàu,...

Lấy hom giống: Cây đã được tuyển chọn, trẻ hóa, tác động để tạo nhiều chồi/cành làm vật liệu giâm hom. Các loài thiếu hạt giống, cây dễ giâm hom.

Thu hái giống

- Thu hạt giống: khi quả hạt có dấu hiệu chín hình thái hay chính sinh lý (vỏ quả/hạt đổi màu sắc, hạt chắc cứng, phôi và mầm hạt phát triển đầy đủ...), một số quả/hạt bắt đầu phát tán (khoảng 10-15%).

- Thu hom giống:

+ Hom cành: nên chọn những cành bánh tẻ, chưa hóa gỗ hoàn toàn; mỗi hom giâm có ít nhất 2 chồi nách lá. Lấy hom vào thời tiết râm mát, bảo quản trong môi trường ẩm, thời gian bảo quản càng ngắn càng tốt, tối đa không nên quá 24h.

+ Hom thân: nên chọn những thân không quá non, không quá già, hình thái đẹp, không cụt ngọn, lá phát triển bình thường

+ Hom rễ, hom củ: chọn những củ không bị sâu bệnh, không bị tổn thương cơ giới, có khả năng cho ra mầm...

Sơ chế hạt giống

nhân giống cây dược liệu

- Quả khô: Đánh đống ủ 2-3 ngày cho chín đều. Phơi dưới nắng nhẹ 2-3 ngày, thu lấy hạt tách ra ở 2-3 nắng đầu. Hạt có dầu không phơi dưới nắng to trên nền xi măng, hạt cỏ cánh nhỏ làm sạch cánh trước khi phơi.

- Quả thịt: Đánh đống ủ 2-3 ngày cho chín đều. Sau khi ủ có thể ngâm nước một vài ngày sau đó chà xát, đãi lấy hạt tốt rồi hong phơi cho khô ráo.

- Quả hạch: Đánh đống ủ 5-7 ngày hoặc lâu hơn cho chín đều. Om trong nước nóng khoảng 60-65oC (3 sôi - 2 lạnh) trong thời gian 30-45 phút rồi dùng dao tách đôi phần thịt quả ra khỏi hạt khá dễ đàng.

Bảo quản hạt giống

- Bảo quản khô thông thường (khô-mát): Cho hạt vào túi nilông, chum, vại, bình, lọ. Rải một lớp tro, vôi bột lên trên, gắn kín. Đặt noi khô ráo, thoáng mát. Thời gian bảo quản thường dưới 1 năm.

- Bảo quản khô - lạnh: Cho hạt vào túi nilông, dán kín. Đặt ưong kho lạnh hay tủ lạnh. Duy trì nhiệt độ từ 0-5oC.

- Bảo quản ẩm - lạnh: Cho hạt vào thùng sắt, gỗ, bao tải, túi ni lông. Đặt trong kho lạnh hoặc tủ lạnh và duy trì nhiệt độ từ 5-10°C. Tạo điều kiện thông thoáng nhưng tránh làm khô hạt hay giảm hàm lượng nước trong hạt.

- Bảo quản ẩm tạm thời (ẩm - mát): Trộn hạt với cát ẩm theo tỷ lệ 1 hạt 2-3 cát tính theo thể tích. Đánh thành luống cao 15-20cm rồi phủ lên ưên một lớp cát ẩm. Để noi ẩm mát, thông thoáng, xáo trộn định kỳ, loại bỏ những hạt mốc, thối. Khi cát khô, sàng riêng hạt, làm ẩm cát rồi lại trộn đều, đánh luống bảo quản tiếp. Độ ẩm cát thích họp là 20-25% (cát nắm không rịn nước, tự rã từ từ sau khi buông tay). Thời gian bảo quản không quá 4 tháng, thông thường trên dưới 1 tháng.

- Không nên bảo quản: Hạt chóng mất sức nảy mầm, sơ chế xong cần khẩn trương xử lý và gieo ươm ngay, không nên bảo quản lâu.

Xử lý hạt giống

- Chỉ cần ngâm nước lã: Hạt vỏ rất mỏng, dễ thấm nước, chỉ ngâm nước thường 20-25oC trong 1-2 giờ hoặc lâu hơn rồi đem ủ.

- Ngâm nước ấm 35-40*’C (2 sôi + 3 lanh) trong 6-8 giờ: cho các loại hạt có dầu, vỏ mỏng rồi đem ủ.

- Ngâm nước nóng già 70-80°C (3 sôi + 2 lạnh) trong 4-5 giờ: cho các loại hạt lớn, vỏ dày, cứng rồi đem ủ.

- Ngâm nước sôi (95-100oC) trong 0,5-1 phút, sau đó ngâm vào nước ấm trong 8 -10 giờ cho trương nở rồi đem ủ.

- Xử lý đặc biệt: Chặt một phần, khía hay mài hạt đối với hạt dạng hạch, vỏ cứng, có lớp áo keo khó thấm nước; đốt qua lửa; dùng axit rồi mang ngâm nước ấm hay nóng và đem ủ.

- Khử trùng hạt giống: Ngâm hạt trong dung dịch thuốc tím 0,1% trong 1-3 giờ, rửa lại hạt bằng nước sạch rồi đem xử lý nhiệt độ rửiư trên. Có thể dùng Benlat, Pormon, hay PCNB... nhưng phải theo chỉ dẫn.

Gieo hạt

- Gieo tạo cây mầm để cấy: Gieo hạt đã xử lý lên luống cát (hay luống đất + phân hoai) để tạo cây mầm đủ tiêu chuẩn rồi đem cấy vào bầu hay luống đẩt (tạo cây rễ ưần). Thường áp dụng cho các loài cây có hạt nhỏ, hạt giống khan hiểm, đắt.

- Gieo thẳng vào bầu: Đem hạt đã nứt nanh gieo vào bầu ở các luống ươm, số lượng từ 1- 3 hạt/bầu tùy theo đặc điểm và tình trạng hạt giống. Áp dụng cho loại hạt lớn, nảy mầm nhanh, nứt nanh đồng loạt.

- Đặc biệt: Có thể gieo thẳng hạt đã xử lí vào hố trồng mà không qua khâu gieo ươm.

- Chăm sóc luống gieo:

Che tủ. tủ mặt luống bằng rơm rạ đã khử trùng.

Bảo vệ: chống kiến, chuột, gia cầm hại hạt và mầm.

Tưới nước giữ ẩm thường xuyên.

Làm cỏ phá vảng, tỉa dặm cây và phòng trừ sâu bệnh theo định kỳ.

Tạo cây con

- Cây con cỏ bầu kích thước lớn (Đường kính 10-12cm, cao 15-20cm): Áp dụng cho cây con trên/ dưới 2 năm tuổi.

- Cây con có bầu kích thước trung bình (Đường kính 8- l0cm, cao 12-15cm.): Áp dụng cho cây con trên 1 năm tuổi sinh trưởng chậm hay dưới 1 năm tuổi sinh trưởng nhanh.

- Cây con có bầu kích thước nhỏ (Đường kính 4-5cm, cao 6-8cm ): nhưng thường chỉ dùng cho Keo, Bạch đàn.

- Có thể tạo cây rễ trần để trồng: Cây trồng dễ sống, sinh trưởng nhanh, có thể trồng bàng thân cụt (stump).

- Có thể trồng bằng hom íhân/cành cẳm trực tiếp vào hỗ: Loài cây rất dễ ra rễ từ hom thân và cành.

Hỗn hợp ruột bầu (vỏ bằng túi Polyetylen)

- Đối với cây mọc nhanh: 94% đất tầng mặt + 5% phân chuồng hoai +1% supe lân. (Có thể gia tăng thêm 5% phân chuồng hoai và giảm bớt lượng đất tương ứng).

- Đối với cây mọc chậm: 89% đất tầng mặt + 10% phân chuồng hoai + 1% supe lân. (Có thể tăng thêm 5% phân chuồng hoai và 1% lân và giảm bớt lưcmg đất tương ứng).

Cấy cây vào bầu

- Bứng cây mầm: Khi cây đủ tiêu chuẩn (dựa vào kích thước và số lá, tùy theo loài) và đã chuẩn bị xong bầu cần bứng cây để cấy. Tưới đẫm nước luống gieo, dùng bay nhỏ để bứng từng cây hay cụm cây, rũ nhẹ đất cát và đem ngâm rễ trong khay nước cho ngập phần rễ mầm. Bứng cây vừa đủ để cấy hết trong buổi, không để cây mầm sang buổi sau.

- Kỹ thuật cấy: Dùng que nhọn tạo một lỗ giữa bầu đủ sâu và rộng theo kích thước của bộ rễ. Đặt phần rễ cây ngay ngắn vào giữa lỗ sao cho cổ rễ hoi thấp hcm miệng hổ rồi nhấc nhẹ lên cho rễ khỏi bị quằn. Một tay vẫn giữ cây, tay kia dùng que cắm sâu vào bên ngoài hố rồi bẩy nhẹ vào trong để ép đẩt vào rễ và gốc cây. Có thể dùng thêm các đầu ngón tay để ấn nhẹ đất quanh gốc và xỏa lấp vết hố mới tạo ra.

Chú ý chọn thời tiết cấy râm mát và tạo độ ẩm cao cho bầu trước khi cấy. cần che bỏng và tưới nước đủ ẩm thường xuyên sau khi cấy.

Kỹ thuật chăm sóc

- Che nắng: Ngay sau khi cấy cây xong, dùng vật liệu che tủ đã được chuẩn bị để che cho cây, tạo bóng râm che chắn được khoảng 70-75% ánh nắng cho tới khi cây phục hồi. Sau đó tùy loài cây và giai đoạn phát triển, thay dần tấm che có độ che bóng giảm xuống; thường là giảm xuống 50% rồi 30% và dỡ giàn che, mở sáng hoàn toàn để huấn luyện cây 1-2 tháng trước khi đi trồng.

Đối với những cây ưa sáng ngay từ nhỏ (Thông nhựa, Trám, Sưa, Xoan...) có thể dùng ràng ràng (tế, guột/ vọt) để cắm trực tiếp lên luống thay thế cho giàn che.

Để chắn mưa có thể làm giàn che mái nghiêng nhằm kết hợp phủ vải nhựa khi cần thiết. Ngoài ra cần chú ý cả việc che chắn gió hại cho cây con trong mùa mưa bão hoặc gió Tây Nam khô nóng.

- Tưới nước

* Lượng nước và số lần tưới: Một tháng đầu sau khi cấy, tưới mỗi ngày 1 lần, lượng nước tưới 2-3 lít/m2. Từ tháng thứ 2 43 sau khi cấy cho tới trước khi xuất vườn 1-2 tháng, tưới 1-2 ngày/lần, 4-5 lít/m2. Thời tiết khô nóng nên tăng thêm số lần và lượng nước tưới.

* Cách tưới: Luống nền mềm tưới phun bằng thùng tưới có hoa sen hay thiết bị tưới phun mưa. Luống nền cứng hay bể ươm cây tưới thấm bằng cách dẫn hay đổ hoặc tháo nước ngập 1/3 thành bầu, sau 8 giờ tháo hết nước thừa còn lại.

- Làm cỏ xới đất: Tùy theo tình hình cỏ dại và đất đai mà từ 10-15 ngày hoặc 20-30 ngày (thường là từ 2-3 tuần) làm cỏ 1 lần, kết họp xới đất phá váng bề mặt và cấy dặm những cây bị chết. Dùng tay nhổ cả gốc cỏ lúc còn non, rễ chưa phát triển và dùng bay hay que nhọn xới nhẹ đất mặt kết hợp xén đào hết gốc cỏ già, thân ngầm cỏ, nhặt sạch đưa ra khỏi luống. Ket hợp nhổ bỏ những cây bị sâu, bệnh để đốt, tỉa bớt và tận dụng cây ở chỗ dày dặm vào chỗ thưa hay không có cây.

- Bón phân:

Bón thúc vào lúc cây có biểu hiện thiếu dinh dưỡng: Áp dụng cho cây gieo ươm trên luống, trong bầu đặt ở nền mềm và nền cứng cho cả đất luống hay ruột bầu đã được bón đủ từ đầu.

Loại phân thường dùng là N, p, K hoặc NPK hỗn họp.

Phương pháp bón thúc bàng cách hòa phân trong nước để tưới hoặc phun.

Liều lượng thường dùng: 0,5 kg phân NPK hòa trong 370 lít nước, tưới 2-3 lít cho 1m2 mặt luống.

Cách bón: dùng thùng có hoa sen tưới vào lúc râm mát; Sau khi tưới phân, rửa lá bàng cách tưói lại 2 lít nước lã cho Im^ mặt luống; thường bón 2-3 lần, cách nhau ít nhất là 1 tuần.

- Đảo bầu và xén rễ:

* Đổi với cây con có bầu: Kết hợp đồng thời giữa đảo bầu và xén rễ nhằm phân loại cây theo các nhóm sinh trưởng và chất lượng, điều tiết cự ly cây, kết hợp vệ sinh luống ưom và kích thích cây ra thêm nhiều rễ con, hạn chế rễ cọc phát triển, đồng thòd hãm cây ở giai đoạn cuối.

* Đối với cây rễ trần: Thời gian xén rễ thích hợp khi cây được 2-3 tháng tuổi; cây 1 năm tuổi cần xén ít nhất 2 lần và lần cuối cùng là trước khi xuất vườn 1 tháng.

- Hãm cây: Ngừng tưới nước hoặc giảm dần số lượng và lượng nước tưới cho cây trước khi xuất vườn 1 tháng. Ngừng tưới hay chỉ tưới phân P, K, không tưới phân N trong 1 tháng cuối. Ngừng che nắng hoặc dỡ bớt giàn che 1-2 tháng ừước khi đem trồng. -

Phòng trừ sâu bệnh:

Các loài sâu hại: Các loài De, sâu Xám, sâu non Bọ hung, Mối... phòng trừ bằng bắt giết, dùng bẫy bả, mồi nhừ, thuốc trừ sâu (Dipterex, Padan, Oíatox, Sherpa...). Chú trọng vệ sinh luông gieo, vườn ươm.

Các loại bệnh chủ yếu: Bệnh thối lở cổ rễ do nấm {Fusarium, Rhizoctonia, Pythium...): Phòng trừ bằng cách ủ kỹ đât gieo, khử trùng hạt giống và giá thê gieo ươm; dùng thuốc Benlat C (0,05-0,1%), Bordeaux (0,5 - 1%) để phun phòng định kỳ ( 1-2 tuần/lần).

Tiêu chuẩn cây con xuất vườn

Cây con xuất vườn cần đạt các tiêu chuẩn sau:

(1) - Tuổi cây được nuôi dưỡng ở vườn đúng quy định theo từng loài cày và mục đích trồng;

(2) - Kích cỡ chiều cao, đưcmg kính cổ rễ cân đối theo đúng quy định;

(3) - Sinh lực tốt, phát triển cân đối, khỏe mạnh, không sâu bệnh và cụt ngọn, nhất là đối với cây lá kim, cây nảy chồi kém. Cây xuất vườn không ở giai đoạn thay lá và đang ra lá non;

(4) - Bộ rễ không bị tổn thưorng, phát triển nhiều rễ phụ, không bị xây xát, giập nát, long rễ, vỡ bầu, khô ngọn.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Chọn lập địa trồng

Kiểu 1: Có thực vật thân gỗ che phủ, đất còn tính chất đất rừng, tầng đất sâu ẩm. Loài cây có thể trồng; Thích hợp với hầu hết các loài cây dược liệu, đặc biệt là các loài cây có khả năng chịu bóng tuổi nhỏ.

Kiểu 2: Có cây bụi, gỗ nhỏ che phủ, đất còn mang tính chất đất rừng, tầng đất trung bình, hoi khô. Loài cây thích hợp: Những cây thuốc nam có thân bò, cần phải có cây khác để bám.

Kiểu 3: Đất có cây bụi thấp, hoặc đất trảng cỏ, tầng đất dày trung bình, hoi khô, nghèo mùn. Đây là hiện trường trồng cây dược liệu trên diện rộng, có thể phát triển mô hình vưòn hộ, vườn gia đình.

Chọn phương thức trồng

Tùy yêu cầu và tình hình cụ thể để lựa chọn một trong các phưomg thức: Thuần loài, hỗn giao, nông lâm kết hợp (NLKH), trồng phân tán, hay trồng dưới tán rừng tự nhiên, dưới tán rừng trồng.

Chọn mật độ trồng

- Mật độ thấp: Dưới 1.000 cây/ha; Đây là một độ trồng chủ yếu của cây dược liệu quý hiếm, nguồn giống khó khăn và cho thu hoạch lâu năm {Nhàu,...).

- Mật độ trung bình:. 1.000 - 2.500 cây/ha; Áp dụng cho cây dược liệu lấy thân, lá {Chóc máu,...).

- Mật độ cao: Trên 2.500 cây/ha (thậm chí trên 5.000 cây/ha như loài Củ dòm, Sa nhân)', áp dụng cho cây dược liệu lấy củ, rễ, thường mọc thành cụm, khóm.

Xử lý thực bì và làm đất

- Xử lý thực bì và đào hổ cục bộ: Áp dụng cho hầu hết các trường hợp trồng cây dược liệu. Hố đào kích thước 30x30x30cm (bầu trung bình) hay 40x40x40cm (bầu lớn).

- Xử lý thực bì toàn diện và cày đất: Chỉ áp dụng cho một số trường họp trồng cây dược liệu trên quy mô nhỏ như vườn hộ, vườn gia đình.

Bón lót

- Bón đầy đủ: Phân chuồng hoai (hoặc Phân hữu cơ sinh học), NPK; nên áp dụng cho tất cả các loài cây khi điều kiện cho phép. Lượng phân bón thông thường: 2-5kg phân chuồng hoai (hoặc 0,5kg phân hữu cơ sinh học) + 30-50g NPK (hoặc 15g Supe lân). -

Bón không đầy đủ: Áp dụng cho những nơi điều kiện khó khăn, Ịập địa thuận lợi hay loài cây chống chịu tốt, sinh trưởng nhanh. Có thể thiếu thành phần phân hữu cơ hay/và NPK tổng họp nhưng không nên thiếu lân (Supe lân hay lân hữu cơ).

Thời vụ trồng

- Miền Bắc. Có thể trồng 2 vụ chính - vụ Xuân tháng 2-4, vụ Thu tháng 7-9. 47

- Miền Trung: Vụ Thu Đông (tháng 9 đến tháng 12); vùng núi và nod có lập địa thích họp có thể trồng thêm vụ Xuân (từ tháng 1-3).

- Miền Nam: Trồng vào đầu mùa mưa (tháng 6 đến tháng 10).

Kỹ thuật trồng cây

- Trồng cây con có bầu: Trộn đều phân và đất trong hố; đặt bầu cây ở vị trí trung tâm sao cho mặt trên bầu ngang bằng hay hoi cao hơn so với mặt đất mép hố. Rạch và xé bỏ vỏ bầu. Đặt cây thật ngay ngắn rồi dùng tay gạt và lèn đất chặt ít nhất là 1/2 phần dưới bầu, dùng cuốc cào vun đất và dùng chân dẫm đất xung quanh gần sát với thành bầu, tiếp tục sửa thế cây và vun đất cao hơn mặt trên bầu độ 2-3cm. Neu có điều kiện cỏ thể tưới nước ngay sau khi trồng, nếu thời tiết khô hạn hay nắng nóng đột xuất trong thời vụ trồng cần tiếp tục tưới thòi gian đầu cho tới khi thời tiết thuận lợi.

- Trồng cây con rễ trần: Chọn thời tiết trồng thật phù hợp (râm mát, mưa nhỏ, đất đủ ẩm) mới đem cây ra trồng, cắt bỏ bớt lá và cành bên và rễ cọc nếu quá dài. Trộn đất và phân trong hố, moi một lỗ phù hợp với kích thước của bộ rễ và có phần sâu hơn. Đặt cây ngay ngắn vào lỗ, một tay giữ cây, tay kia gạt đất và lèn nhẹ cho đến khi đất lấp đầy miệng hố, dùng tay kẻo nhẹ cây lên một chút cho rễ duỗi thẳng và cổ rễ hơi thấp hơn mép hố, đồng thcd dùng chân dẫm chặt đất sát xung quanh gốc cây, vun đất vừa đủ so với mặt đất. Dùng rơm rạ, cỏ khô hay lá cây che phủ quanh gốc cây rồi tưới đẫm cho cây vừa ứồng. Có thể cắm thêm rào bảo vệ và chống gió lay.

Chăm sóc cây trồng

- Năm thứ 1: Chăm sóc 2-3 lần. Nội dung chăm sóc: Trồng dặm lại những cây bị chết, phát dọn thực bì cạnh tranh, làm cỏ, xới đất quanh gốc 40-50cm, vun gốc, sửa thế cây, bón thúc, phòng chống gia súc và sâu bệnh gây hại.

- Năm thứ 2: Chăm sóc 3-4 lần. Nội dung chăm sóc: Phát dọn thực bì, làm cỏ, xăm xới đất quanh gốc 50-70cm, vun gốc, sửa thế cây, tạo tán, bón thúc, diệt trừ sâu hại.

- Năm thứ 3: Chăm sóc 3-4 lần. Nội dung chăm sóc: Phát dọn thực bì cạnh tranh, làm cỏ, xới đất quanh gốc 70-100cm, vun gốc, diệt trừ sâu hại.

- Các năm tiếp theo: Tiếp tục chăm sóc, nhất là sau khi thu hoạch. 1.2.8. Bảo vệ cây trồng

- Phòng chống gia súc: cần quản lý việc chăn thả ở giai đoạn cây còn non.

- Phòng chống sâu bệnh: Cây dược liệu trong tự rủiiên rất ít khi bị dịch sâu bệnh gây hại. Một số loài cây khi trồng có thể xuất hiện dịch bệnh, do vậy cần có biện pháp điều ừa phát hiện và tổ chức phòng trừ theo khả năng cho phép.

 

cây giống cần thơ

xuân nông

CTY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP XUÂN NÔNG

Địa chỉ: 21/5 Đường Võ Nguyên Giáp, Khu Vực 1, P. Hưng Thạnh, Q. Cái Răng, TP. Cần Thơ (gần chân cầu Hưng Lợi)

Địa chỉ: 352C, đường 30/4, P.Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Số điện thoại: 0763800763

Email: caygiongcantho.vn@gmail.com

Viết bình luận của bạn
zalo