BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM
CTY XUÂN NÔNG
Thứ Năm,
24/02/2022
Hậu quả của việc biến đổi khí hậu toàn cầu và Việt Nam
+ Biến đổi khí hậu làm cho tần suất, cường độ cực đoan của khí hậu tăng lên rất nhiều. Bản chất của biến đổi khí hậu gây ra rất nhiều vấn đề trong đó làm cho hiện tượng cực đoan của khí hậu tăng lên. Có thể nói đó là một trong những yếu tố quan trọng, là yếu tố tác động chính gây nên.
Hậu quả biến đổi khí hậu toàn cầu: nhiệt độ Trái Đất tăng lên, băng tan từ 2 cực, Greenland, Himalaya. Nước biển sẽ dâng lên 0,69 m, 1m, đến > 1 m. Bão lũ, úng lụt, hạn hán, sa mạc hóa hoành hành. Hiện tượng El nino là một trong những hiện tượng thời tiết bất thường gây thảm họa cho con người từ hơn 5000 năm nay. Ngày nay, hiện tượng El nino xuất hiện thường xuyên hơn và sức tàn phá của nó cũng mãnh liệt hơn, tần suất thiên tai, cường độ và thời gian xảy ra đều thay đổi theo hướng xấu đi.
Trước mắt, băng tan sẽ đe dọa hơn 40% dân số toàn thế giới. Mặt khác, biến đổi khí hậu sẽ làm cho năng suất nông nghiệp giảm, thời tiết cực đoan tăng, thiếu nước ngọt trầm trọng trên toàn thế giới, hệ sinh thái tan vỡ, gia tăng dịch bệnh… Biến đổi khí hậu là một điều cực kỳ nguy hiểm đe doạ đến vấn đề tồn tại của con người. Biến đổi khí hậu gây nguy hiểm, do nó làm cho Trái Đất nóng lên, nước biển dâng lên. Trái đất có 7 tỷ người và hiện giờ, có đến hơn một nửa số người này sống ở vùng duyên hải của Trái đất trong phạm vi 100 km trở lại vùng bờ biển. Khi nước biển dâng lên làm ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng tỷ người. Theo dự báo của các nhà khoa học, thủ đô BangKok (Thái Lan) trong vòng hai mươi năm nữa sẽ bị ngập và hiện Thái Lan không đủ thời gian để chuyển thủ đô sang nơi khác. Còn đối với Việt Nam, đồng bằng sông Cửu Long cũng là một trong những nơi rất "nhạy cảm" của vấn đề biến đổi khí hậu. Hay, vấn đề triều cường của TP. HCM, bão lũ miền Trung còn nan giải hơn rất nhiều, khi tính ñến yếu tố liên quan bởi hiện tượng biến đổi khí hậu.
Tăng hiệu ứng nhà kính đã làm biến đổi khí hậu trên Trái Đất, nhiệt độ tăng lên.
Dự báo đến năm 2050, nhiệt độ toàn cầu sẽ cao hơn, tăng khoảng từ 1,5-4,50C. Trái Đất sẽ ấm lên, mực nước biển sẽ còn tiếp tục tăng cao hơn hiện nay từ 0,5-1,5 m, gây ngập lụt cho các vùng đồng bằng và thành phố thấp ven biển. Kéo theo nó là 157 hàng loạt các hiểm họa khác: Băng càng co về 2 cực, càng gia tăng sự thất thường của mưa, nắng, bão lụt, dịch bệnh cũng sẽ tăng lên, chúng sẽ ác liệt hơn và hoành hành con người nhiều hơn. Rõ ràng, sự hoạt động để phát triển kinh tế quá mức của con người là nguyên nhân chính làm tăng hiệu ứng nhà kính.
+ Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới Việt Nam. Đối với nước ta, sự biến đổi khí hậu đang dần có những tác động mạnh mẽ. Đến cuối thế kỷ (2100), nhiệt độ của Việt Nam sẽ tăng lên khoảng 2oC đến 4,5oC và mực nước biển sẽ dâng lên khoảng 10 đến 68 cm. Và nếu sự biến đổi khí hậu cứ diễn ra như với tốc độ hiện nay thì trong vòng khoảng 100 năm nữa, nhiều diện tích đất liền trên trái đất, trong đó có vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long và sông Hồng, có thể sẽ ngập chìm trong nước biển.
Ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, mực nước dự kiến sẽ tăng khoảng 33cm đến năm 2050 và 1m đến năm 2100. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người dân tại khu vực này.
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) và Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), chỉ cần mực nước biển dâng cao 1m sẽ có khả năng gây ra “khủng hoảng sinh thái”, ảnh hưởng tới gần 12% diện tích và 11% dân số Việt Nam. Nếu mực nước biển dâng 5m, 16% đất ven biển bị ngập nước, đe dọa cuộc sống của 35% dân số và 35% GDP của đất nước.
Theo đánh giá của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP): Việt Nam nằm trong top 5 nước đứng đầu thế giới dễ bị tổn thương nhất đối với biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng cao 1m, nếu vậy, Việt Nam sẽ phải ñối mặt về kinh tế, tổn thất GDP sẽ là 17 tỷ USD mỗi năm. Bên cạnh đó, 12,2% đất canh tác sẽ mất, 1/5 dân số sẽ mất nhà cửa, thế mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nhiều, thậm chí khó đảm bảo an ninh lương thực.
Biến đổi khí hậu đã xảy ra và sẽ tác động mạnh mẽ đến nước ta, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Vì Việt Nam có 74% diện tích đất nông nghiệp, gần 80% nông dân đang sinh sống ở vùng nông thôn. Theo dự báo của (ICEM), nhiều vùng như Hải Phòng, Thái Bình, Nam định, Ninh Bình, An Giang, ðồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cà Mau... sẽ ngập chìm từ 2 - 4m trong vòng 100 năm tới.
Khí hậu thay đổi sẽ ảnh hưởng lớn đến trữ lượng cá, cơ sở hạ tầng nghề cá và thu nhập của ngư dân. Những biến động thời tiết bất thường gây thiệt hại lớn, mà chúng ta thường gọi là thiên tai cần được nghiên cứu, xem xét theo hướng có sự báo động toàn cầu về gia tăng nhiệt độ bề mặt trái đất và mực nước biển ngày càng dâng.
Một số biện pháp hạn chế biến đổi khí hậu toàn cầu ở Việt Nam.
Biến đổi khí hậu toàn cầu là điều không thể tránh khỏi, dù chúng ta kiểm soát mức phát thải khí nhà kính tốt đến đâu. Nguyên nhân là mức khí thải hiện có trong khí quyển sẽ tiếp tục làm nhiệt độ và mực nước biển gia tăng trong thế kỷ tới. Ngoài ra, các đại dương ấm lên chậm hơn so với đất liền. Như vậy, hiện Trái đất vẫn chưa cảm nhận được đầy đủ tác động do mức khí nhà kính hiện nay gây ra. Khi đại dương ấm dần, nước sẽ nở ra, đẩy mực nước biển tăng cao hơn nữa.
Kết quả cho thấy viễn cảnh lạc quan nhất - tức lượng khí thải nhà kính trong khí quyển được duy trì ở mức năm 2000 - đòi hỏi phải cắt giảm mạnh mẽ lượng khí CO2 nhiều hơn so với mức trong Nghị định thư Kyoto. Ngay cả trong trường hợp này, nhiệt độ toàn cầu vẫn sẽ tiếp tục tăng thêm 0,4–0,6oC trong vài chục năm tới, ngang bằng với nhiệt độ gia tăng trong suốt thế kỷ XX. Theo báo cáo mới nhất của Liên hiệp quốc, nguyên nhân của hiện tượng biến đổi khí hậu do con người là 90% và do tự nhiên là 10%. Muốn giảm hiệu ứng nhà kính ta phải giảm việc tạo ra các chất CO2 và các khí thải công nghiệp khác, trong đó C02 (50%), … CFCs. Trong các loại khí 158 trên, khí CO2 là nguyên nhân chính làm tăng hiệu ứng nhà kính. Các loại khí này càng ngày càng được gia tăng do các hoạt động của con người, như khai thác và đốt các nhiên liệu, phát triển công nghiệp phục vụ đời sống, đốt phá rừng….
Hạn chế biến đổi khí hậu toàn cầu là nhiệm vụ cấp bách của cả nhân loại, mỗi quốc gia, mỗi người dân trên thế giới, và công dân Việt Nam cần phải nâng cao ý thức đó. Hiện nay, nước ta đã xây dựng chương trình hành động với cả hai kịch bản dự báo của WB và IPCC. Các nhà khoa học cần phải xây dựng riêng một kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam, phải chỉ rõ vùng nào của Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất của băng tan, diện tích vùng bị ngập, vùng phải di chuyển và các vùng khác còn chưa được đề cập tới.
Song song với việc nghiên cứu, xây dựng chương trình hành động, nước ta vẫn cần tiếp tục tiến hành những việc liên quan đến giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu như trồng rừng, sử dụng công nghệ sạch, vấn ñề giảm khí thải vào không khí...
+ Trước mắt, chúng ta phải trồng và bảo vệ rừng, làm tốt việc bảo vệ môi trường, hành động cụ thể góp phần có những đóng góp cho biến đổi khí hậu Việt Nam.
+ Ngoài ra, chúng ta cần phải nâng cao nhận thức của cộng đồng về khí hậu và biến đổi khí hậu ở Việt Nam để có cách thích ứng với biến đổi khí hậu (sống chung với bão, lũ,...). Do đó, cần tập trung phát triển kinh tế, nhưng phải đảm bảo phát triển bền vững trên nguyên tắc tôn trọng quy luật tự nhiên và tìm cách thích ứng với biến đổi khí hậu và thiên tai.
+ Hãy thay đổi thói quen thải carbon, tiết kiệm, giảm mức tiêu thụ năng lượng (trong sản xuất và sử dụng) 10%, tức là giảm được 10% lượng phát khí thải nhà kính.
+ UNDP vừa đưa ra một giải pháp với thực trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam, đó là việc tận dụng biến đổi khí hậu như một cơ hội để phát triển kinh tế-xã hội. Theo một báo cáo, giá trung bình cho tín dụng carbon là 15 USD mỗi tấn, với mức dao động là 5-50 USD mỗi tấn. Để mua bán tín dụng, các cá nhân hoặc tổ chức sẽ trả tiền cho công ty bù đắp để tiến hành và quản lý các dự án mà có khả năng tránh, giảm hoặc hấp thụ khí nhà kính.
Như chúng ta biết, khí metan là khí có khả năng gây hiệu ứng nhà kính, vì vậy lượng bù đắp chất lượng cao nhất là từ việc đốt khí metan ở các bãi rác. Green Gas International là một công ty chuyên tạo ra tín dụng carbon bằng việc chuyển hoá khí thải thành năng lượng sạch thông qua việc hợp tác với các mỏ, bãi rác và nhà sản xuất biogas. Cũng theo báo cáo của UNDP, lợi ích toàn cầu của những dự án như vậy là 125 MW điện, tiết kiệm 4 triệu tấn CO2.
CTY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP XUÂN NÔNG
Địa chỉ: 21/5 Đường Võ Nguyên Giáp, Khu Vực 1, P. Hưng Thạnh, Q. Cái Răng, TP. Cần Thơ (gần chân cầu Hưng Lợi)
Địa chỉ: 352C, đường 30/4, P.Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Số điện thoại: 0763800763
Email: caygiongcantho.vn@gmail.com