Mận xanh tam hoa hoặc gọi là roi (xanh tam hoa) có nguồn gốc từ Đài Loan. Cây có thể ra trái sau thời gian 12 tháng nếu trồng từ cây chiết nhánh hoặc ghép. Một năm có 3 vụ trái. Cây trưởng thành có chiều cao 3-5m. Tàn khoảng 3m trở lên. Các loại đất thịt, đất cát, đất phù sa, đất đỏ đều trồng được loại mận này. Giống có đặc điểm chịu được phèn, mặn. Chịu hạn khá tốt.
Lá dày to, đọt non màu đỏ sẩm. Nếu so với lá mận đỏ An Phước thì lá mận xanh dày hơn, màu xanh đậm hơn, bảng lá to.
Hoa có màu trắng mọc thành từng chùm. Trái đỏ hình chuông, vị xốp, ngon, không hạt. So về độ xốp, ngon thì ngang ngửa với giống mận Phước. Nhưng kích cỡ trái to hơn gấp 1,5 lần.
Nhân giống có 2 cách là chiết hoặc ghép. Giống này cơ bản gần như không hạt cho nên không làm giống từ hạt được.
Lưu ý: Giống mận xanh tam hoa hoàn toàn khác so với giống mận xanh đường. Cách phân biệt là trái lớn hơn, không hạt, hình trái chuông tương tự mận An Phước. Còn mận xanh đường trái ngắn, có hạt.
Cách trồng:
Cây ưa nắng nên chọn những vị trí nắng mạnh cho cây phát triển tốt nhất. Nếu thiếu nắng cây sẽ chậm lớn và khó có trái.
Mận xanh tam hoa trồng chậu được nếu trồng từ cây chiết hoặc ghép.
Chậu tối thiểu trồng mận xanh tam hoa có đường kính từ 0,5m trở lên. Khi trồng trong chậu nên thường xuyên để ý điều kiện thoát nước của chậu. Một số trường hợp rễ cây bít lỗ thoát nước là úng rễ chết cây về sau. Có thể khắc phục bằng cách rải sỏi dưới đáy chậu. Nếu để chậu ở những nơi nắng mạnh nên che chắn chậu tránh trường hợp chậu bị hấp thụ nhiệt làm chết rễ non xung quanh thành chậu.
Cây mận khi cao quá có thể cắt giảm chiều cao bù lại cây sẽ phát tàn đôn gốc.
Khi cây ra hoa đậu quả một chùm trái có thể đạt 12-15 trái. Nên lải bỏ bớt chừa lại khoảng 2-3 trái/chùm để cây tập trung dinh dưỡng nuôi các trái còn lại. Và hạn chế hiện tượng rụng trái. Giai đoạn ra hoa đậu trái nên che chắn cho cây, hạn chế gió và mưa tránh làm rụng trái. Gió thổi mạnh sẽ làm trái non dễ rụng. Mưa nhiều sẽ làm cho cuốn trái bị nấm, gây ra hiện tượng rụng trái hàng loạt.
Vì rất dễ bị ruồi đục trái cho nên khi trái lớn bằng ngón cái nên sử dụng bao bọc trái bảo vệ cho trái mận. Không bọc quá sớm hoặc quá trễ.
* Lưu ý: cây mận đôi khi quá tốt lá nên một số trường hợp sẽ không ra trái. Nếu gặp trường hợp này nên xiết nước(dừng tưới cây khoảng 3-7 ngày) để cây rụng bớt lá khi ra đọt non sẽ ra trái lại.
Sâu bệnh và phòng trị:
Cây mận thường bị các loại sâu bệnh như: Bọ cánh cứng ăn lá, sâu đục cành, rệp sáp, rệp muội, bọ xít, sâu non, bọ cánh vẩy hại đọt non, bệnh phấn trắng, bệnh chảy nhựa. Chăm sóc, bón phân đồng loạt để chủ động bảo vệ bộ lá, hoa, quả. Vệ sinh vườn, quét vôi gốc có tác dụng hạn chế tác hại của sâu bệnh cho vườn mận. Nên thực hiện đúng hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật và nhà sản xuất về sử dụng các loại thuốc BVTV như: Selecron 500ND, Trebon 10EC để diệt côn trùng. Dùng Ortus 5SC diệt nhện, phun Supracid 20EC trừ rệp sáp. Dùng Tilt super 300ND trừ bệnh phấn trắng. Với bệnh chảy nhựa cần cạo vỏ chỗ vết bệnh và phun Aliette 80WP hoặc quét Bordeaux đặc lên vết bệnh.
Ngoài ra có thể dùng nước rửa chén pha với nước tưới lên cây sau đó tưới lại. Nhằm đẩy sâu rầy ra khỏi cây. Hoặc dùng hỗn hợp rượu, tỏi, ớt, tiêu xịt lên cây để diệt trừ mầm bệnh, sâu hại mà không cần dùng thuốc hóa học.
Tư vấn bán hàng: 0763 800 763
Zalo: 0889 008 222
CTY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP XUÂN NÔNG
Địa chỉ: 352C, đường 30/4, P. Xuân Khánh, Q.Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Xem thêm