HIỆN TƯỢNG RỤNG TRÁI NON TRÊN CÂY ĂN TRÁI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

CTY XUÂN NÔNG
Chủ Nhật, 09/01/2022

Có 2 nguyên nhân dẫn đến rụng trái non trên cây ăn trái nói riêng và tất cả cây trồng nói chung đó là (1) Rụng trái sinh lý, (2) Rụng trái không sinh lý, tức là do dinh dưỡng , thời tiết và sâu bệnh.

1. Rụng trái sinh lý

Rụng trái sinh lý là cây tự động đào thải một số lượng hoa/trái: số lượng và tỷ lệ rụng tuỳ thuộc vào tình trạng cây. Chất điều hoà sinh trưởng nội sinh tác động lên tầng rời gây rụng nhằm đảm bảo sức khoẻ cho cây, chống suy kiệt.

tầng rời

Ưu điểm: tự đảm bảo sự sống.

Khuyết điểm: rụng tuỳ ý, vị trí không mong muốn.

Thời điểm rụng: từ khi đậu đến 4-6 tuần sau khi đậu.

Hạn chế rụng sinh lý

  • Tỉa bông hoặc trái trước khi cây tự động rụng để nhằm theo ý muốn của mình là cây sẽ rụng vị trí nào.
  • Cung cấp Gibberellin (GA3) để chống lại sự hình thành tầng rời (ABA, Ethylene). Phun 1-2 lần cách nhau 10-15 ngày (nồng độ 5-10 ppm, 1g/100-200 lít nước)

2. Rụng trái do dinh dưỡng

Dinh dưỡng trước khi xử lý ra hoa

  • Cơi yếu
  • Không đủ nuôi trái
  • Áp lực suy kiệt từ đợt trái trước

Vì vậy tỷ lệ rụng cao

Biện pháp: tập trung dinh dưỡng nuôi cơi đọt khoẻ mạnh (hữu cơ, trung vi lượng, amino axit) tuỳ theo loại cây có cây chỉ có 1 cơi đọt (sầu riêng), có cây có đến 3 cơi đọt.

Dinh dưỡng sau khi xử lý ra hoa

Thường có trường hợp sẽ cung cấp dinh dưỡng sớm cho cây đi đọt (hình thành đọt lúc cây mới ra hoa) sẽ dẫn đến cạnh tranh dinh dưỡng, tỷ lệ rụng cao.

Để hạn chế cạnh tranh dinh dưỡng:

  • Không hoặc ít bón phân qua gốc trong 2 tuần đầu tiên sau khi xử lý ra hoa.
  • Bổ sung phân bón lá để hỗ trợ trái phát triển, hạn chế rụng trái và tăng cường ra hoa đậu trái.
  • Phân bón lá: 15-30-15 trong tuần đầu đậu trái và lặp lại sau 10-15 ngày (kết hợp GA3)
  • Phun Bo định kỳ 7-10 ngày/lần từ khi ra hoa đến thời kỳ rụng trái
  • Bổ sung Canxi 1-2 lần cho giai đoạn hoa và 1-2 lần cho giai đoạn trái.

cây giống cần thơ

cây giống cần thơ

  • Đối với các loại cây cho trái chuyền quanh năm thì khuyến cáo sử dụng phân có tỷ lệ N:P:K bằng nhau (15-15-15).
  • Riêng ổi có thể sử dụng phân có thể lệ N:P:K 2:1:2 (16-8-16).
  • Đối với dừa bổ sung thêm Kali, Chlo và Canxi.

3. Rụng trái do thời tiết

* Mưa (tưới nhiều)

  • Bị sốc nước sau quá trình khô hạn
  • Úng nước ảnh hưởng rễ, cây đi đọt, ảnh hưởng thụ phấn

Biện pháp:

  • Tạo điều kiện thoát nước tốt, ngưng tưới
  • Chặn đọt: MKP, KNO3, Paclobutrazole

* Khô (tưới không đủ ẩm)

  • Trái chậm phát triển, dễ khô bông, dễ sốc khi gặp mưa bất chợt

Biện pháp:

  • Tạo điều kiện giữ ẩm: thảm thực vật (cỏ), tủ rơm, lá cây khô,...

Biện pháp chặn đọt

Dinh dưỡng -  mưa

  • Phun phủ lá toàn bộ: MKP (1-1.5%) hoặc KNO3 1.5% hoặc Paclobutrazole (250-500ppm). Tuỳ thuộc vào loại cây, mùa vụ, tình trạng ra đọt và khinh nghiệm nhà vườn có thể chọn cách chặn đọt.

4. Rụng trái do sâu bệnh

Nên quản lý khi mầm hoa vừa nhú, lặp lại theo áp lực dịch hại / mùa vụ cho đến khi trái lớn.

Côn trùng: bọ trĩ, bọ vòi voi, sâu ăn bông, sâu đục trái, ruồi đục trái, bọ xít muỗi, bọ cánh cứng, rầy bông,...

Bệnh: thán thư, thối trái, nấm gây hại cuống,...

Lưu ý khi dùng biện pháp hoá học:

  • Thuốc không nóng, tránh ảnh hưởng trên bông/ trái non
  • Hiệu quả cao và hiệu lực kéo dài để giảm số lần phun
  • Không ảnh hưởng ong thu phấn
  • Không có mùi để tránh xua đuổi thiên địch

 

CTY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP XUÂN NÔNG

Địa chỉ: 21/5 Đường Võ Nguyên Giáp, Khu Vực 1, P. Hưng Thạnh, Q. Cái Răng, TP. Cần Thơ (gần chân cầu Hưng Lợi)

Địa chỉ: 352C, đường 30/4, P.Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Số điện thoại: 0763800763

Email: caygiongcantho.vn@gmail.com

Viết bình luận của bạn
zalo