PHÒNG TRỊ SÂU BỆNH TRÊN HỒNG XIÊM

CTY XUÂN NÔNG
Thứ Hai, 21/02/2022

Hồng xiêm được là loại cây ăn trái phổ biến và được trồng nhiều ở nước ta. Tuy nhiên để phòng trừ dịch bệnh trên cây hồng xiêm là không dễ, hãy cùng Cây giống Cần Thơ tìm hiểu

SÂU HẠI

caygiongcantho.vn


1. Sâu đục bông
Tên khoa học là: Fustalodes anthiuora, Clarke; Lepidoptera.
Thành trùng là bướm nâu nhỏ, cánh căng ngang 1,2 cm. Bướm đẻ trứng vào đêm trên hoa sắp nở. Sâu non nở ra ăn cánh hoa và cắn phá bầu noãn làm giảm số trái thụ và giảm năng suất. Sâu màu nâu đỏ, dài 0,6 cm, nhộng màu nâu sẫm. Vòng đời gồm: Trứng (2 - 5 ngày) - Sâu (11 ngày) - Nhộng (5 ngày) và bướm. Sâu có thể bị diệt bằng một số loài thiên địch. Có thể xịt các loại thuốc thông dụng (Azodrin 10DD, Monitor 50ND, 0,2% chế phẩm) xịt vào trước khi hoa nở.
2. Sâu đục trái
Tên khoa học là: Alophia sp., Pyralidae, Lepidoptera

caygiongcantho.vn


Sâu bắt đầu đục phá lúc trái đạt 1 cm đến sắp thu hoạch. Từ trái bị đục, sâu có thể di chuyển sang các trái lân cận trên cùng nhánh để phá hại. Đối tượng rất quan trọng trên xa - bô vì có thể làm thất thu 30% năng suất và làm 60% số trái không có giá trị thương phẩm.
Thành trùng là bướm nâu, sải cánh 2,5 cm. Sâu màu hồng, thân có nhiều chấm đen, dài tối đa 3 cm, hóa nhộng (màu nâu sẫm) bên trong trái. Thường gây hại từ tháng 12 - 3 dl tại ĐBSCL.
Phòng trị bằng cách hái bỏ và thiêu hủy tất cả trái bị sâu mùa trước còn sót lại để không lây lan mùa sau. Xịt các loại thuốc lưu dẫn (Azodrin, Monitor, Basudin...) cách 2 tuần từ khi đường kính trái được 1 cm đến 2 tuần trước khi hái. Cũng có thể nuôi kiến hôi để diệt sâu (nhưng cần đề phòng vì kiến hôi thường nuôi rệp sáp để hút mật).
3. Ruồi đục trái
Tên khoa học là: Dacus dorsalis Hendel

caygiongcantho.vn


Tấn công trái chín. Ruồi có kích thước gấp 2 ruồi nhà (dài 1 cm), màu nâu nhạt, có nhiều đốm vàng cam ở đầu và lưng, cánh trong suốt và có viền nâu ở mặt ngoài. Ruồi cái đẻ trứng ở bề mặt trái, giòi nở ra đục vào trong tạo thành chấm đen có quầng trên vỏ trái. Dòi đục phá bên trong làm trái thối, sau đó nó chui ra, rơi xuống đất và hóa nhộng trong vỏ kén màu nâu sẫm. Ruồi cũng tấn công cam, quýt, ổi, táo, dầu, chuối, vú sữa, chôm chôm, xoài, đu đủ và gây thiệt hại đáng kể.
Phòng trị bằng cách thu hoạch trái khi vừa chín. Dùng bã mồi (khóm, nước tương, dấm đường, thân và lá cây é tía đập dập) hay chất dẫn dụ (Methyl eugenol) trộn thuốc để diệt ruồi. Xông hơi kho vựa tồn trữ với Methyl bromide để trị giòi.

4. Bọ đục cành

caygiongcantho.vn


Tên khoa học là: Niphonoclea albata Newm; Coleoptera
Thành trùng là bọ cánh cứng màu nâu, có đốm xám, dài 2 cm cắn phá vỏ thân và đẻ trứng từ nơi gần ngọn cành (cách ngọn 40 cm) trở xuống thân. ấu trùng (sùng) màu trắng, không chân, dài 1,8 cm, đục phá và hóa nhộng bên trong. Sùng cũng gây hại trên xoài, ổi, dâu, chôm chôm và hoa hồng. Sùng thường phá hại nặng vào đầu mùa khô, hiện diện trên đa số vườn xa - bô ở ĐBSCL.
5. Rệp dính (Coccus viridis) và rầy mềm (Aphis sp.)

caygiongcantho.vn

caygiongcantho.vn


Tấn công mặt dưới lá non để chích hút nhựa, tiết ra chất đường gây nấm bồ hóng làm giảm quang hợp của lá. Loài rệp dính cũng gây hại trên cam quýt, ổi và vú sữa. Dùng các loại thuốc Hosthathion, Bassa, Bi - 58, Dimecron... để trị. Tỉa bỏ và thiêu hủy các nhánh bị thiệt hại nặng.
6. Rệp sáp
Tên khoa học: Ferrisia virgata

caygiongcantho.vn


Tấn công lá và trái làm lá rụng, trái nhỏ và giảm phẩm chất. Rệp dài 0,3 cm, mình bao phủ bởi lớp sáp trắng, đuôi có 2 ống sáp dài. Con đực trưởng thành có cánh, thường nhỏ và ít thấy. Cũng gây hại trên mãng cầu ta (na), bơ, chuối, ổi và đu đủ. Phòng trị như loại trên.


 BỆNH HẠI 


1. Bệnh đốm lá (Pestalotia versicolor)
Trên lá có nhiều đốm bệnh nhỏ màu nâu đỏ, sau đó lớn dần có hình tròn, đường kính vết bệnh 1-3 mm, tâm màu xám trắng, viền màu nâu đậm hoặc nâu đỏ. Ở tâm vết bệnh có thể thấy những ổ nấm nhỏ màu đen.
* Phòng trừ:
Phun các lọai thuốc thông thường như hỗn hợp Bordeaux,Zineb,Benomyl hay Funguran 20-30 g/bình 8 lít,cocide.
2. Bệnh bồ hóng

caygiongcantho.vn


Bệnh này thường đi kèm với các côn trùng như rệp sáp,rệp dính,…Vì vậy bồ hóng thường phổ biến ở các vườn có mật số rệp cao. Do lớp bồ hóng đen có thể bám trên bề mặt của lá và trái nên làm ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của cây và vẻ đẹp của trái.
* Phòng trừ:
Cần kiểm soát trực tiếp các loại rầy rệp.Trường hợp cây bị quá nhiều bồ hóng có thể phun nước để làm tróc lớp bồ hóng đi, hoặc tỉa bỏ bộ phận bị bệnh.
3. Bệnh cháy khô đầu, mép lá
Bệnh do nhiều loại nấm tấn công như Phomopsis,Pestalotia,Sabotae và B.theobromae. Đây là bệnh khá phổ biến trên cây sapô và chủ yếu xâm nhiễm ở các lá ngọn. Bệnh làm cháy khô từng mảnh lớn ở đầu hoặc mép lá.
* Phòng trừ: Dùng các loại thuốc trừ nấm Benomyl hay Appencarb, Daconil với liều lượng như khuyến cáo.
4. Bệnh đốm mốc xanh, mốc xám

cagiongcantho.vn


Thường xuất hiện mặt trên của các lá già bên dưới. Các đốm bệnh có hình tròn, kích thước từ 0,5-3 mm, màu trắng xám hay xanh đọt chuối. Ở tâm vết bệnh có thể có các ổ nấm màu đen.
Không trồng dày, vệ sinh vườn tượt, tạo điều kiện thông thoáng tránh ẩm độ cao trong vườn. Đồng thời có thể phun các loại thuốc gốc đồng hay hỗn hợp thanh phèn theo tỷ lệ 1:1:100 hoặc Cocide ,Coc 85,…

caygiongcantho.vn

 

caygiongcantho.vn

xuân nông

CTY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP XUÂN NÔNG

Địa chỉ: 21/5 Đường Võ Nguyên Giáp, Khu Vực 1, P. Hưng Thạnh, Q. Cái Răng, TP. Cần Thơ (gần chân cầu Hưng Lợi)

Địa chỉ: 352C, đường 30/4, P.Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Số điện thoại: 0763800763

Email: caygiongcantho.vn@gmail.com

Viết bình luận của bạn
zalo